Chắc hẳn rất nhiều bạn học N5 sẽ cảm thấy bối rối, lúng túng khi gặp 3 dạng ngữ pháp trên. Không phức tạp như bạn nghĩ đâu, cùng xem Riki bóc tách cách sử dụng 3 dạng này nhé.
1.Phân biệt「Vてあげます・Vてくれます」
Cả 2 cách nói「Vてあげます・Vてくれます」đều dùng để diễn tả chủ ngữ làm hành động V cho tân ngữ . Tuy nhiên 「~てくれます」 tân ngữ bắt buộc phải là tôi hoặc người thân thiết, liên quan đến tôi.
Ví dụ:
① わたしは山田さんにペンを貸してあげました。 Tôi cho anh Yamada mượn bút.
② 山田さんはわたしにペンを貸してくれました。 Anh Yamada cho tôi mượn bút.
Nếu 2 câu văn này chúng ta sử dụng nguyên động từ 貸します:
③ わたしは山田さんにペンを貸しました。
④ 山田さんはわたしにペンを貸しました。 thì sẽ bị mất đi nét nghĩa: biết ơn ở trong đó. Còn 「Vてあげます」 lại bao hàm cả nét nghĩa : ban ơn huệ cho ai đó , nên cần lưu ý khi sử dụng.
Trong cách nói:「Vてあげます・Vてくれます」không phải lúc nào tân ngữ( người nhận được hành động từ chủ ngữ) đều được bổ nghĩa bởi trợ từ「に」mà còn được bổ nghĩa bởi các trợ từ tùy theo từng trường hợp sau đây:
+) Trường hợp động từ cần có trợ từ như là 「を」「に」「と」thì sẽ giữ nguyên trợ từ đó.
Ví dụ:
① わたしは妹にお金を貸してあげました。 Tôi cho em gái mượn tiền.
② わたしは子供をほめてあげました。 Tôi khen con.
③ リンさんは娘と遊んでくれています。 Chị Linh chơi với con gái tôi. —– +)
Trường hợp có ý nghĩa: làm ra cái gì đó thì người nhận được món đồ đó sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」.
Ví dụ:
① 姉は母にお弁当を作ってあげました。 Chị tôi làm cơm hộp cho mẹ.
② 母はわたしにセーターをあんでくれました。 Mẹ tôi đan cho tôi cái áo len.
[Góc hữu ích] >> Tổng hợp ngữ pháp N5 (full các bài viết hướng dẫn ngữ pháp N5 + link tải EBOOK N5 từ A – Z)
—— +)Trường hợp 「Nを」là vật sở hữu của người nhận hàng động thì sẽ được tân ngữ( người nhận hàng động) sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「の」.
① わたしは妹の作文を見てあげました。 Tôi xem hộ em gái bài văn.
② 木村さんはわたしのかばんを持ってくれました。 Kimura cầm cho tôi cái cặp.
2.Phân biệt「Vてくれます」và「Vてもらいます」
「Vてもらいます」diễn tả người nói nhận được hành động từ tân ngữ. Do đó thực tế trong văn nói thường lược bỏ chủ ngữ.
Ví dụ: 木村さんに本を貸してもらいました。 Tôi được Kimura cho mượn sách.
Tương tự như 「Vてあげます・Vてくれます」, về nghĩa của câu hoàn toàn có thể diễn đạt bằng 1 động từ như sau: 木村さんに本を貸してもらいました。 → 木村さんに本を借りました。 Tôi được Kimura cho mượn sách. = tôi đã mượn sách từ Kimura. Nhưng nếu 「Vてもらいます」thì sẽ thể hiện thêm nét nghĩa biết ơn của người nói.
Chúng ta hãy cùng xem hai ví dụ dưới đây để tìm hiểu về sự khác biệt của 2 cách nói này nhé. 川先生は私に日本語を教えてくれました。 Cô kawa đã dạy tôi tiếng nhật. 私は川先生に日本語を教えてもらいました。 Tôi được cô kawa dạy cho tiếng nhật. Cả hai câu đều nói về việc là cô kawa đã dạy tôi tiếng nhật và tôi rất biết ơn về điều đó. Tuy nhiên sẽ có sự đối ngược giữa vị trí của chủ ngữ và tân ngữ. Về cơ bản có thể thấy sự khác nhau này như sau: 「Vてくれます」là câu chủ động ( chủ ngữ là người làm hành động), còn 「Vてもらいます」là câu bị động( chủ ngữ là người nhận hành động).
> Tìm hiểu thêm: Mẹo phân biệt だけ VÀ しか chỉ trong “một nốt nhạc” Cách phân biệt dễ dàng giữa ので và からtrong tiếng Nhật N5
3.Kính ngữ của 「Vてあげます」「Vてもらいます」「Vてくれます」
Ngoài ra chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về cách nói trang trọng của 3 cách nói trên như sau:
非敬語形 | 敬語形 |
Vてあげます | Vてさしあげます |
Vてくれます | Vてくださいます |
Vてもらいます | Vていただきます |
Tuy nhiên trong trường hợp nói trực tiếp với người trên chúng ta không sử dụng 「Vてさしあげます」vì nó vẫn bao hàm nét nghĩa: “ ban ơn” nên thay vào đó chúng ta nên sử dụng cách nói đưa ra lời đề nghị giúp ai đó làm gì.
Ví dụ: Thầy ơi, em cho thầy mượn bút nhé. 先生、ペンを貸してさしあげましょうか。 => 先生、ペンをお貸ししましょうか。
Ngược lại trong trường hợp đối tượng nhận hành động không phải là người như là chó, mèo, cây cỏ hoặc là người có địa vị thấp hơn mình thì có thể dùng:「Vてやります」 thay cho 「Vてあげます」。 Ví dụ: ① 弟に弁当を作ってやりました。 Tôi làm cơm hộp cho em trai.
>>> Các bài viết FREE về tổng hợp ngữ pháp N5 + Thể て + Thể る + Thể た + Phân biệt たり VS て~て + Phân biệt だけ VS しか
———
Ngoài ra, Riki Nihongo có các khoá học tiếng Nhật sơ cấp theo phương pháp hoàn toàn mới – lộ trình học cá nhân hoá phù hợp với từng học viên. Nếu bạn đang đi tìm một cách học hiệu quả, đừng ngại liên hệ chúng mình để được tư vấn miễn phí nha:
Tìm hiểu về khoá online Tìm hiểu về khoá offline Khoá học giao tiếp tiếng Nhật với giáo viên bản địa