BẮT BỆNH SỢ NGHE HIỂU N5, “KÊ ĐƠN CẤP MẸO” CẢI THIỆN CẤP TỐC

Xin chào, những ngày đầu học nghe hiểu N5 tiếng Nhật của bạn thế nào, có trải qua cảm giác nghe mãi không hiểu, nhiều khi mất luôn động lực học tiếng Nhật không?

Vậy thì, đừng buồn vì bạn không một mình. Hãy cùng theo dõi những tâm sự học đọc hiểu của một học viên Riki, xem bạn ấy gặp khó khăn gì khi mới học và nghe Riki gợi ý những phương pháp cải thiện hiệu quả nhé!

 I. Kể xấu nghe hiểu tiếng Nhật: Những lí do khiến người học phát nản

1.1. Chưa quen với ngữ điệu và cách phát âm của người Nhật

Ngày buồn, tháng nhớ, năm nghe hiểu số 1…

“Cứ không nghe ra cái gì thế này thì không biết học đến bao giờ mới đi thi được nữa”…

Khi bắt đầu nghe một ngôn ngữ mới, mọi sự khác biệt về phát âm, ngữ điệu hẳn sẽ làm người học choáng ngợp. Hệ quả là, bạn học có thể biết từ vựng nhưng không thể nhận ra từ này trong đoạn băng nghe hiểu.

nghe-hieu-n5-phan-tich-khac-biet

Đây đều là một số rào cản lớn ban đầu khiến nhiều bạn không thể nghe hiểu tốt ngay giai đoạn đầu.

 Vậy nên giai đoạn đầu, bạn học chưa tốt không phải vì bạn không giỏi, đơn giản vì nó… khó sẵn mà thôi!

 1.2  Chưa quen với quy tắc giao tiếp ngầm của người Nhật:

Một ngày đẹp trời nhưng điểm nghe thì vẫn xấu y-như-cũ

“Người Nhật nói chuyện nước đôi thế nhỉ. Nghe xong vẫn không hiểu gì ”

nghe-hieu-n5-van-hoa-nhat

Có thể bạn đã biết, người Nhật vốn nổi tiếng về sự lịch sự, khéo léo trong giao tiếp xã hội. Thay vì nói thẳng vào vấn đề thì họ thường rào trước rào sau để mở đầu cho vấn đề mình sắp đề cập tới.

Với người Nhật, nói dài dòng cũng là một biểu hiện của việc tôn trọng đối phương.

Vậy nên, nếu chưa “ngấm” đủ văn hóa này, người học sẽ dễ bị phân tán trong quá trình nghe, dễ chọn sai đáp án.

Thầy cô ở Riki đã giúp học viên sợ-nghe-hiểu chinh phục N5 thế nào? TÌM HIỂU NGAY TẠI ĐÂY
nghe-hieu-n5-riki

 1.3 Cách nói lược bớt chủ ngữ tùy theo bối cảnh

Ngày luyện thi đầu tiên…

“Đang nghe hội thoại thì không biết ai đang nói cái gì, chủ ngữ là ai nữa. Kì quặc”

Lại thêm một khác biệt trong cách hành văn giao tiếp của Việt Nam và Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, việc nói không có chủ ngữ sẽ bị coi là bất lịch sự với người đối diện thì ở Nhật, chuyện này… hết sức bình thường.

nghe-hieu-n5-luoc-bo-chu-ngu

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, đặc điểm này làm người đọc cảm thấy khó theo dõi thông tin của bài nghe, tạo cảm giác chán nản.

 1.4 Cấu trúc câu tiếng Nhật ngược với cấu trúc câu tiếng Việt

Những ngày gần thi…

12 năm tiếng Việt học phân tích câu cũng phải chào thua với tiếng Nhật. Bó tay”

Thử phân tích ví dụ nào:

nghe-hieu-n5-cau-truc-cau

Những ai chưa quen với cấu trúc sắp xếp trật tự câu của tiếng Nhật, đặc biệt là các bạn mới học, sẽ khó nắm bắt nội dung người nói muốn truyền tải.

Đáng sợ quá, có cách nào để cứu lấy những đôi tai đang ù đi vì tiếng Nhật này không?

 II. Chinh phục Nghe hiểu N5: 5 phương pháp cam kết tiến bộ sau 3 tuần

 2.1 Tối quan trọng: Biết cách phát âm đúng

Có 1 sự thật hiển nhiên khi làm bài tập nghe hiểu: Trước khi hiểu được thì phải nghe được

Bởi vậy…

Bạn cần nắm chắc cách phát âm của tất cả từ vựng đã học, đối với N5 là trong phạm vi 25 bài Minna no Nihongo (quyển 1), cụ thể là âm ghép, nối âm, trọng âm,…

nghe-hieu-n5-noi-am
Nguyên tắc nối âm ん・ン trong tiếng Nhật

Mấu chốt đầu tiên để cải thiện nghe hiểu bắt đầu từ những chi tiết nhỏ như vậy!

nghe-hieu-n5-am-ghep
Các âm ghép trong N5 không giống với bất kì âm tiết nào trong tiếng Nhật, vì vậy hãy luyện đọc nhiều lần cho đúng!
Team sợ nghe hiểu chắc sẽ cần: XỬ GỌN QUY TẮC BIẾN ÂM TRONG TIẾNG NHẬT TRONG 24H

 2.2 Chọn đúng – trúng tài liệu – tiến bộ nhanh GẤP 2 LẦN

Thử nhớ lại những ngày đầu bạn hào hứng nghe một bài hát, xem 1 tập phim anime,… và nghĩ rằng mình sẽ sớm nghe trôi chảy tiếng Nhật!

Nhưng rồi kết quả nghe hiểu trên lớp khiến bạn cảm thấy mình thật là “ngây thơ”!

Đúng rồi. Vì luyện nghe hiểu khác với nghe giải trí. Bạn phải điều chỉnh các tài liệu nghe hiểu của mình để phục vụ đúng mục đích nghe hiểu JLPT N5.

Tài liệu nghe hiểu N5 phù hợp nhất sẽ có tốc độ nói chậm, chủ đề giao tiếp xoay quanh đề tài gia đình, trường học, hoạt động hàng ngày,… cung cấp những từ vựng thông dụng liên quan.

 Một số giáo trình luyện nghe N5 được gợi ý bởi đội ngũ giáo viên Riki là:
nghe-hieu-n5-tai-lieu-1
Giáo trình Choukai Masuta
nghe-hieu-n5-tai-lieu-2
Giáo trình NEJ tổng hợp các chủ đề nghe để người học tiện hệ thống
nghe-hieu-n5-tai-lieu-3
Nếu muốn củng cố ngữ pháp bài nghe, đây có lẽ là giáo trình phù hợp với bạn!
nghe-hieu-n5-tai-lieu-4
Luyện nghe 50 ngày – 50 bài học chủ đề gần gũi, thân thuộc trong đời sống

2.3 Shadowing, shadowing, shadowing! Điều quan trọng phải lặp lại 3 lần 

Thói quen shadowing – nghe và lặp lại nội dung của file nghe sẽ giúp bạn quen với ngữ điệu, cách phát âm, luyến láy tự nhiên,… của người Nhật.

nghe-hieu-n5-minh-hoa
Người học còn tích lũy được nhiều cách nói tự nhiên như người bản xứ khi shadowing chăm chỉ!
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần chọn nguồn tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiểu của bản thân.

Ví dụ như, nếu ở trình độ N5, bạn không nên chọn những bộ phim anime Ghibli,… vì từ vựng khó, tốc độ nói quá nhanh, dễ gây nản.

Thay vào đó, bạn nên chọn shadowing từ những CD trong bộ sách Riki vừa gợi ý hoặc những phim hoạt hình tốc độ nói thấp và từ vựng đơn giản, gần gũi như Sazae, Doraemon,…

nghe-hieu-n5-anime
Sazae chan là bộ phim quen mặt với bất kì ai học tiếng Nhật rồi nhỉ?

 2.4 Luyện tập đều đặn và có giới hạn:

Nói như vậy là vì luyện nghe là quá trình cần luyện tập liên tục mới mong đạt được kết quả đáng kể. Vì vậy dù ít hay nhiều, dù bận rộn hay không, bạn nên đặt một mốc thời gian hàng ngày, tối thiểu 30 – 45 phút để nghe hiểu.

Tuy nhiên, nếu nguồn nghe hiểu của bạn là những chủ đề tự do thiên về giải trí như anime, phim ảnh, youtube,… bạn không nên xem quá nhiều một ngày và coi đó là luyện tập nghe hiểu.

nghe-hieu-n5-tai-lieu-6
Để tiến bộ nhanh, các bạn nên giới hạn thời gian luyện nghe giải trí và tập trung hơn vào tài liệu chuyên dụng

Khi xem các nguồn luyện nghe mang tính giải trí, sự chú ý của bạn bị phân tán vào hình ảnh, phụ đề, nội dung phim truyện,… não bộ sẽ xử lý khác với lúc bạn chỉ tập trung vào nghe và làm bài đọc hiểu.

Luyện nghe hiệu quả với 24 bài hát tiếng Nhật đơn giản – dễ nghe Ở ĐÂY

2.4 Củng cố từ vựng và ngữ pháp – nhân đôi khả năng nghe hiểu

Từ vựng và ngữ pháp là nền móng của nghe hiểu nên cần ôn luyện và bổ sung liên tục.

Để phục vụ mục đích đi thi JLPT N5, bạn bắt buộc phải học thuộc kiến thức của 25 bài Minna no Nihongo.

Để học thuộc từ vựng và ngữ pháp, hiện nay có vô vàn phương pháp và cách thức để lưu trữ từ và giúp các bạn ghi nhớ hiệu quả.

TỔNG HỢP các phương pháp học KANJI hiệu quả cho người mới bắt đầu trong 1 CLICK

Dưới đây là một vài gợi ý của Riki giúp các bạn cải thiện ghi nhớ – 1 lần và mãi mãi:

  • Memrise: Tại Memrise, bạn có thể học theo list từ vựng có sẵn hoặc tự tạo list từ riêng của mình. Vậy là xong! Máy sẽ tạo ra những minigame vui nhộn và nhắc nhở bạn học từ mới hàng ngày luôn!
nghe-hieu-n5-app-1
Memrise hiện có thể tải về trên cả Ios và Android
  • Quizlet: Gọi Quizlet là flashcard tự động thông minh vì nó giúp cho phép người dùng chia sẻ bộ flashcard của mình cho người khác và nhận free những nội dung mà những người dùng khác chia sẻ.
nghe-hieu-n5-app-2
  • Mochimochi: MochiMochi được xây dựng dựa trên phương pháp Ghi nhớ Spaced Repetition. Dựa trên lịch sử học tập của bạn, MochiMochi sẽ tính toán ra THỜI ĐIỂM VÀNG mà bạn chuẩn bị quên và nhắc nhở bạn ôn tập để đạt hiệu quả ghi nhớ tốt nhất. Kết quả là bạn chỉ cần học ít nhưng vẫn dễ dàng nhớ được nhiều từ vựng.
nghe-hieu-n5-app-3
Điểm trừ duy nhất của Mochimochi có lẽ là phải trả phí để sử dụng

2.5 Chọn khung giờ luyện nghe hiệu quả nhất mỗi ngày

Theo nghiên cứu khoa học, nếu bạn thức dậy vào 6h sáng thì thời điểm từ 7h – 10h sáng, 14h – 16h30 chiều là lúc não bộ minh mẫn, có khả năng tiếp thu thông tin tốt nhất.

Bạn nên tận dụng những khoảng thời gian này để não bộ xử lý trơn tru hơn những thông tin khó, đòi hỏi tập trung cao từ bài nghe hiểu. Duy trì đều đặn như vậy kết hợp với các phương pháp trên, đảm bảo bạn sẽ tiến bộ trông thấy.

nghe-hieu-n5-chon-gio
Mẹo nhỏ giúp mọi người tiếp thu nghe hiểu tốt nhất!
Bận rộn không có thời gian thử hết những phương pháp trên? Đừng lo, xem ngay lộ trình học N5 cấp tốc tại đây

III. Tất-tần-tật những điều cần biết về Nghe hiểu N5 trong JLPT

3.1 Điểm số phần thi nghe hiểu trong kỳ thi N5    

Tổng điểm bài thi N5 là 180 điểm, trong đó phần từ vựng – ngữ pháp – nghe hiểu chiếm 120 điểm, phần nghe hiểu chiếm 60 điểm.

Tổng điểm đỗ N5: lớn hơn hoặc bằng 80, trong đó điểm nghe hiểu phải đạt tối thiểu 38/ 120, điểm nghe hiểu phải đạt tối thiểu 19/60.

Mỗi năm chỉ có chưa đến 60% thí sinh toàn thế giới đỗ chứng chỉ N5 JLPT. Điều này đồng nghĩa với việc có tới 40% đã không đủ điểm liệt để vượt qua phần thi nghe hiểu N5.

nghe-hieu-n5-riki-feedback

 3.2 Các dạng câu hỏi và chủ đề thường gặp trong đề thi nghe hiểu N5

Thời gian làm bài của phần Nghe hiểu N5 là 30 phút, tương ứng với 24 câu hỏi.

Các chủ đề thường gặp trong đề thi JLPT N5 khá đơn giản, chủ yếu xoay quanh chủ đề gia đình, trường học, hoạt động hàng ngày,..

Phần nghe hiểu N5 được chia thành 4 mondai như trong bảng dưới đây:

nghe-hieu-n5-cau-truc-de
Cấu trúc đề thi N5

3.3 Bật mí 5 mẹo ghi trọn điểm nghe trong bài thi Nghe hiểu N5

3.3.1 Ghi lại chính xác nội dung câu hỏi càng nhanh càng tốt

Ở trình độ nghe hiểu N5, các câu hỏi sẽ không được in trong đề nên bạn buộc phải ghi lại để khỏi quên. Thông thường, câu hỏi sẽ được đọc 2 lần (1 lần trước khi phát nội dung câu hỏi và 1 lần sau khi phát toàn bộ câu hỏi), thế nhưng bạn nên cố gắng nắm được câu hỏi ngay từ đầu để chủ động xác định nội dung trọng tâm.

3.3.2 Chú ý xác định chủ thể người nói là nam hay nữ

Bài nghe N5 hay xuất hiện những hội thoại mà chủ ngữ thường bị lược bớt. Chính vì lí do này mà nhiều thi-sĩ JLPT mất điểm đáng tiếc đấy!

Mẹo làm bài khi nghe những câu hỏi dạng này chính là các bạn hãy chia thông tin làm 2 cột và ghi rõ thông tin nào của ai, sau đó tổng hợp lại để trả lời câu hỏi nha!

nghe-hieu-n5-minh-hoa-3
Nghe hiểu khi đi thi cần tập trung cao độ và kĩ năng ghi chú nhanh!

3.3.3 Bỏ qua các câu không nghe được và không để tâm nữa

Thời gian nghe hiểu N5 rất giới hạn và các câu hỏi sẽ được phát liền tù tì mà không có quãng nghỉ. Nếu trót lỡ không nghe hiểu một câu và phải khoanh bừa, cứ mạnh dạn bạn nhé!

Nhưng một khi đã khoanh thì đừng để tâm tới nó nữa để tập trung ngay cho câu hỏi phía sau. Để có được tâm lý này, các bạn đương nhiên phải tập luyện nhiều để đủ quen với áp lực thời gian và hiểu rằng làm sai là chuyện đương nhiên.

3.3.4 Chú ý các từ nối mang ý nghĩa “tương phản”

Do cách nói chuyện rào trước đón sau của người Nhật, nhiều khi những thông tin quan trọng sẽ xuất hiện sau một chút.

Trong những trường hợp như thế, bạn hãy chú ý một số giới từ chỉ sự tương phản như しかし、でも、実は、。。。が,… vì có thể sau đó mới là trọng tâm trả lời cho câu hỏi trong bài.

nghe-hieu-n5-minh-hoa-4
Từ nối chính là keyword quan trọng khi giải mãi ý nghĩa đoạn văn nghe hiểu!

3.3.5 Ghi chú các thông tin quan trọng liên quan tới thời gian, giá tiền, vị trí,…

Thông thường câu hỏi khó nhất trong đề thi N5 sẽ liên quan tới những thông tin chi tiết như thời gian, giá tiền, vị trí,… – những từ mà nhân vật trong bài chỉ nói nhanh 1 lần.

Vì vây, khi làm bài các bạn hãy note nhanh những thông tin này và kết hợp với thông tin ở đoạn sau để suy luận đáp án phù hợp nhé!

Hy vọng với những phương pháp và bí kíp làm bài tập đọc hiểu như trên, bạn đã tự tin hơn trên hành trình chinh phục đọc hiểu N5 của mình.


Bạn cảm thấy nản khi học mãi tiếng Nhật mà vẫn chẳng được chữ nào vào đầu?

Đừng để tiếng Nhật làm khó mình như thế nữa!

Khoá học vỡ lòng hoàn toàn mới với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cố vấn hàng đầu tại Riki sẽ giúp bạn chinh phục mục tiêu N5 một cách hiệu quả nhất. Chi phí rẻ nhất Việt Nam chỉ 19k/buổi, cam kết “phá đảo” N5 chỉ sau 3 tháng.

“Không học thì thôi, đã học thì học cho chất!”

Hãy cùng bọn mình thổi bay tiếng Nhật N5 một lần và mãi mãi NGAY TẠI ĐÂY!

Riki Nihongo!

 

URL List

Docs