[Ngữ pháp N4] Cách sử dụng うんです

うんです là ngữ pháp sơ cấp phổ biến, nhưng mọi người đã biết tất cả các cách sử dụng của ngữ pháp này chưa? Cùng Riki tìm hiểu trong bài hôm nay nhé!

? Cấu trúc

[Thể thường (形)]+ んです。(「~だ」→ なんです)

? Cách sử dụng/ Ý nghĩa

① Thể hiện sự quan tâm đến người đối diện, muốn hỏi thêm thông tin hoặc cần lời giải thích về vấn đề gì đó.

②  Đặt câu hỏi về nguyên nhân, lý do của việc gì đó & trả lời cho câu hỏi đó.

③ Bổ sung, giải thích thêm cho thông tin mình đưa ra.

④ Mở đầu câu chuyện, thu hút sự chú ý của người đối diện trước khi vào chủ đề chính.

? Ví dụ

1. Thể hiện sự quan tâm đến người đối diện, muốn hỏi thêm thông tin hoặc cần lời giải thích về vấn đề gì đó.

ví dụ 1(Nhìn thấy bạn cầm đồ vật mới)

A: どこで かったんですか。Cậu mua ở đâu thế?

B: しんじゅくで かいました。Tớ mua ở Shinjuku.

Ví dụ 2:

A: にほんごが じょうずですね。にほんに いったことがあるんですか
Cậu giỏi tiếng Nhật thế. Cậu đến Nhật bao giờ chưa?

B: いいえ、いったことが ありません。
Không, tớ chưa đến Nhật bao giờ.

2. Đặt câu hỏi về nguyên nhân, lý do của việc gì đó & trả lời cho câu hỏi đó.

Ví dụ 1(Nhìn sắc mặt bạn)

A: どうしたんですか。Anh sao thế?

B: あたまが いたいんです。Anh bị đau đầu.

Ví dụ 2:

A: どうして おくれるんですか
Sao cậu đến muộn thế?
(おくれる: đến muộn)

B: バスが なかなかこなかったんです
Tại xe buýt mãi không đến.) (なかなか~ない: mãi không …

3. Bổ sung, giải thích thêm cho thông tin mình đưa ra.

Ví dụ 1:

きのう、わたしは がっこうを やすみました。ねつが あったんです
Hôm qua tớ nghỉ học. (Vì) tớ bị sốt)
(ねつがある: bị sốt)

Ví dụ 2:

きもちが わるいんです。はやくかえっても いいですか。
Tâm trạng em không tốt lắm. Em có thể về sớm được không?

Ví dụ 3:

A: ええ、ねこが 3ぴきも いるんですか
Oa, bạn có tới 3 con mèo cơ à?

B: そうです。だいすきなんです
Ừ, tại tớ yêu mèo mà.

4. Mở đầu câu chuyện, thu hút sự chú ý của người đối diện trước khi vào chủ đề chính.

Ví dụ: すみません、おねがいが あるんですが
Xin lỗi, em có việc muốn nhờ ạ.

Lưu ý:  Mẫu câu 「~んです」chủ yếu được dùng để giải thích hoặc đưa ra nguyên nhân cho sự việc gì đó.

Khi dùng dưới dạng câu hỏi thì ngụ ý quan tâm, hoặc có nhu cầu biết thêm thông tin từ người đối diện.

Vì vậy không dùng mẫu câu này để hỏi những người không liên quan hoặc không có trách nhiệm phải biết lý do hay nguyên nhân đó.

? Ví dụ cách dùng không phù hợp:

(x)A: せんせい、マイクさんは まだこないんですか。(Thưa cô, bạn Mike vẫn chưa đến ạ?)

Trong trường hợp này, việc Mike có đến hay không, cô giáo không phải là người trực tiếp biết, nên cô giáo không có nghĩa vụ phải tìm hiểu lý do. (Có thể là Mike đã thông báo trước cho cô giáo nhưng khi mình chưa biết rõ điều này mà lại hỏi trực tiếp cô giáo như vậy thì không được lịch sự). Thay vì dùng cấu trúc 「~んです」, ta chỉ cần sử dụng câu hỏi thông thường.

A: せんせい、マイクさんは まだきていませんか。

Trên đây là tất tần tật các cách sử dụng của ngữ pháp うんです, các bạn nhớ nắm chắc để tránh sai sót khi làm bài nhé!

URL List