Đại tuyển tập 15 ngữ pháp N1 thường gặp nhất trong JLPT

Cùng Riki tổng hợp lại các mẫu ngữ pháp N1 quan trọng đã xuất hiện nhiều lần trong đề thi JLPT các năm nhé:

1. Ngữ pháp ごとく・ごとし: Như là

Cấu trúc: N+のごとき+N N+ごとく+V/Aな/Câu N+のごとし

Ý nghĩa: – Biểu đạt ý nghĩa “giống như vậy/ như là vậy mặc dù thực tế không phải vậy”. Cấu trúc này thường được sử dụng khi so sánh, nói ví von.

Ví dụ: パトカーはサイレンを鳴らしてナイフのごとく車の群れを切り裂きました。 Patokaa wa sairen o narashite naifu no gotoku kuruma no mure o kirisakimashita. Tiếng còi xe cảnh sát chia cắt giao thông giống như là nhát dao.

暑い日に草むしりをしていたら、汗が滝のごとく流れてきた。 Atsui hi ni kusamushiri o shite itara, ase ga taki no gotoku nagarete kita. Khi làm cỏ ở sân vườn vào một ngày nắng nóng, tôi đổ mồ hôi như thác.

今回のごとき事件は二度と起こしてはならない。 Konkai no gotoki jiken wa nido to okoshite wa naranai. Chúng ta không thể để một điều gì như thế này xảy ra lần nữa.

2. Ngữ Pháp に至る: Cho đến, đến cả

Cấu trúc: Danh từ + に至いたるまで

Ý nghĩa: – Cấu trúc này diễn tả một sự việc, sự vật đạt đến một phạm vi rõ rệt nào đó. – Thường được dùng khi nhấn mạnh một mức độ cao (đến mức nào đó) hoặc mức độ dưới (nhỏ nhặt đến từng chi tiết).

Ví dụ: 対戦たいせんする相手あいてチームのことは、メンバー一人一人ひとりひとりの性格せいかくにいたるまで分析ぶんせきした。 Chúng tôi đã phân tích đội bạn rất kỹ, cho đến cả tính cách của từng thành viên trong đội.

今日きょうに至いたるまで、彼かれの死因しいんは判明はんめいしておらぬ。 Cho đến nay thì nguyên nhân cái chết của ông vẫn chưa được sáng tỏ.

3. Ngữ pháp かというと・かといえば

3.1. Dạng 1:

Cấu trúc: V (thể thường) +(の)+ かというと・かといえば Aい +(の) + かというと・かといえば N/Aな +(なの)+ かというと・かといえば

Ý nghĩa: – Dịch: Nếu nói là~ – Là cách nói phủ định 1 phần, trên thực tế không hẳn như vậy, vế sau thường đi kèm với dạng phủ định như そうでもない;そうではない;そういうわけでもない;…

Ví dụ: 彼女はケーキ作りがとても上手なのだが、甘い物が好きなのかといえば、そうでもない。 Cô ấy làm bánh rất ngon, thế nhưng nếu nói là cô ấy thích đồ ngọt, thì không hẳn như vậy.

3.2. Dạng 2:

Cấu trúc: Nghi vấn từ + かというと

Ý nghĩa: – Đi sau 1 câu hỏi có nghi vấn từ dùng để thể hiện sự nghi vấn. Phần sau nói về câu trả lời cho câu hỏi đó. – Được sử dụng nhiều trong các trường hợp tự hỏi tự trả lời, nhằm nhấn mạnh vấn đề đó.

Ví dụ: 私は一度も外国もに行ったことがない。どうしてかというと。飛行機に乗るのが怖いからだ。 Tôi chưa từng đi nước ngoài lần nào cả. Vì sao hả? Là vì tôi sợ đi máy bay.

4. Ngữ pháp をもって

Cấu trúc: N + をもって

Ý nghĩa: Thông báo mốc thời gian kết thúc một sự kiện nào đó, thường là sự kiện trang trọng hay các nghi lễ (không dùng cho các sự việc xảy ra hàng ngày)

Ví dụ: 3月末日をもって、このサービスは 停止させていただきます。 Đến hết ngày cuối cùng của tháng 3, chúng tôi xin ngừng cung cấp dịch vụ này.

これをもって、第35回 卒業証書授与式 を終わります。 Lễ trao bằng tốt nghiệp lần thứ 35 xin được kết thúc tại đây.

5. Ngữ pháp(よ)うと・(よ)うが: Dù…thì cũng…

Cấu trúc: V (thể ý chí) + と/ が Aい → かろう + と/ が N/Aな → だろう/ であろう + と/ が

Ý nghĩa: Mẫu câu này hay dùng kèm những phó từ để nhấn mạnh (như たとえ、いかに、どんなに ): “dù thế nào/ dù gì đi nữa… thì cũng không liên quan/ không ảnh hưởng gì.

Ví dụ: たとえ大地震が起ころうと、このビルは安全なはずだ。 Dù động đất lớn thế nào đi nữa tòa nhà này cũng chắc chắn an toàn.

社長は何を言われようが、自分のやり方を押し通した。 Giám đốc dù bị nói gì cũng vẫn kiên quyết làm theo cách của ông ấy.

母はどんなに高かろうが、払うべき金は払ってくれた。 Với những món tiền phải trả thì dù có nhiều đến mấy mẹ tôi cũng trả hộ tôi.

6. Ngữ pháp 極まりない: Rất, cực kỳ, vô cùng,…

Cấu trúc: Aい + 極まりない Aな + な + 極まりない

Ý nghĩa: – Diễn tả điều gì đó ở một mức độ rất cao: “Rất ~ / không gì hơn ~/ cực kỳ ~ ” – 「極まる」và「極まりない」lần lượt là khẳng định và phủ định nên ý nghĩa của chúng được cho là hoàn toàn trái ngược nhau, nhưng thực tế thì chúng giống nhau.

Ví dụ: 自ら進んでプロジェクトを企画したのに、途中で辞めるなんて無責任きわまりない。 Đã tự mình lên kế hoạch cho dự án vậy mà lại bỏ giữa chừng thì thật là vô trách nhiệm.

私は、彼の失礼きわまりない態度に我慢できなかった。 Tôi đã không thể chịu được thái độ cực kỳ vô lễ của anh ta.

結婚式で息子の手紙に感極まって泣いてしまった。 Tôi đã khóc vì cảm động mạnh với lá thư của con trai tôi trong đám cưới.

7. Ngữ pháp ではあるまいし

Cấu trúc: N + ではあるまいし

Ý nghĩa: – Dịch: “Cũng không phải là … thì sao phải … như thế/ nên đừng có … như thế”.  Vế sau thường nêu đánh giá, quan điểm, hay cảnh báo mang tính phủ định hành động ở vế trước. – Ngoài danh từ thì có thể dùng sau cụm như 〜わけではあるまいし hay 〜のではあるまいし.\

Ví dụ: 面接試験は初めてではあるまいし、今回はどうしてそんな緊張するの? Cũng không phải là lần đầu đi phỏng vấn, sao lần này cậu lại lo lắng như thế?

あなたが悪かったわけではあるまいし、そんなに自分を責せめることはないよ。 Cũng chẳng phải là do cậu không tốt nên đừng cứ đổ lỗi cho bản thân như thế nữa.

8. Ngữ pháp と思いきゃ

Cấu trúc: V (thể thường) + と思いきゃ

Ý nghĩa: Cứ nghĩ là … nhưng sự thực thì lại khác

Ví dụ: やっと道路工事が終ったので、これからは静かになるだろうと思いきや、別の工事が始まった。 Cuối cùng thì công trình làm đường cũng kết thúc, cứ nghĩ là từ giờ sẽ được yên tĩnh, nhưng công trình khác lại bắt đầu.

お酒好き の松本さんは甘いものなんか好きじゃないと思いきや、ケーキを三つも食べた。 Cứ nghĩ là người thích uống rượu như anh Matsumoto sẽ không thích đồ ngọt nhưng mà anh ấy đã ăn hết 3 cái bánh kem rồi.

9. Ngữ pháp とあって

Cấu trúc: V (thể thường)/N + とあって

Ý nghĩa: – “Vì/ Do …”  Mẫu câu diễn đạt lý do đặc biệt của sự việc nào đó. Chính vì lý do đặc biệt này mà tất yếu dẫn đến kết quả ở vế câu sau. – Không dùng để nói về bản thân người nói.

Ví dụ: 入学試験が近いとあって、みんな緊張している。 Vì kỳ thi đại học sắp tới, nên ai cũng lo lắng.

久しぶりの快晴 の連休とあって、行楽地は どこも人でいっぱいだった。 Vì lâu lắm mới có đợt nghỉ dài mà thời tiết đẹp nên khu vui chơi nào cũng rất đông người.

10. Ngữ pháp ていては

Cấu trúc: Vて + いては

Ý nghĩa: – “Nếu lúc nào cũng… thì sẽ xảy ra 1 điều không tích cực” – Cấu trúc này thường dùng để cảnh cáo bằng cách nêu lên một điểm xấu của đối phương và căn dặn đối phương nên thay đổi thái độ.

Ví dụ: 食べていては太りやすくなります。 Nếu cứ ăn mãi thì sẽ béo lắm.

ゲームをしていては体が壊されますよ。 Nếu cứ chơi game hoài thì cơ thể sẽ bị hủy hoại đó.

11. Ngữ pháp ならではの

Cấu trúc: N +ならではの

Ý nghĩa: – Dịch là “Chỉ… mới có”, thường đi sau danh từ chỉ người, tổ chức, sự vật hoặc nơi chốn. – Vì đánh giá cao danh từ phía trước nên thường được dùng trong quảng cáo.

Ví dụ: ベトナムならではの料理だ。 Đó là món ăn chỉ có tại Việt Nam.

京都には、京都ならではの風景があり、名産がある。 Kyoto có những cảnh quan và đặc sản mà chỉ có ở Kyoto

12. Ngữ pháp なくして(は): Nếu không có

Cấu trúc: N + なくして Vること + なくして

Ý nghĩa: – Diễn tả ý khó hoặc không thể thực hiện được nếu không có N. – Phía sau đi với dạng phủ định. – Là cách nói dùng trong văn viết, trong văn nói sẽ sử dụng “~がなかったら”

Ví dụ: 先生方の指導なくしては私の大学合格はあり得ませんでした。 Nếu không có sự chỉ dẫn của thầy cô thì tôi không thể đỗ đại học được.

友情なくして幸せな人生はない。 Nếu không có tình nghĩa thì không thể có cuộc đời hạnh phúc.

13. Ngữ pháp ともなると・ともなれば: Cứ hễ…/ Một khi đã…

Cấu trúc: N+ともなると Vる/ Vた/ Vない + ともなると

Ý nghĩa: – Đi với những danh từ hay động từ chỉ thời gian, tuổi tác, chức vụ, sự việc..để diễn tả ý “trong trường hợp tình huống đạt đến thế này thì…” – Theo sau ともなると・ともなれば là cách nói diễn tả phán đoán “nếu tình huống thay đổi thì đương nhiên, sự việc cũng sẽ thay đổi tương ứng”.

Ví dụ: 子供を産んだともなると、生活がとても忙しくなる。 Hễ sinh con thì cuộc sống sẽ trở nên rất bận rộn.

子どもを留学させるともなると、相当の出費を覚悟しなければならない。 Một khi muốn cho con đi du học thì phải chuẩn bị tinh thần là sẽ rất tốn kém.

14. Ngữ pháp てのこと: Nhờ/ Chính nhờ/ Tùy thuộc vào/

Cấu trúc: Vて + のこと

Ý nghĩa: Mục đích nhấn mạnh điều kiện cần, diễn tả ý nghĩa ” sẽ/ đã thực hiện được là nhờ V”

Ví dụ: かれが6年も留学できたのは、親の援助があってのことだ。 Anh ta có thể du học đến 6 năm là nhờ có sự viện trợ của cha mẹ.

今回の人事異動は君の将来を考えてのことだ。不満もあるだろうが辛抱してくれたまえ。 Sự thay đổi nhân sự lần này là vì nghĩ đến tương lai của cậu. Chắc là cậu sẽ bất mãn nhưng hãy ráng chịu đựng.

15. Ngữ pháp にしても・としても: Cho dù, dẫu cho

Cấu trúc: Thể thông thường + にしても・としても

Ý nghĩa: Được sử dụng để diễn tả một sự việc trái với mong đợi hay dự đoán: Cho dù là gì thì cũng không có tác dụng. Thường đi kèm với たとえ、仮に

Ví dụ: たとえ、あの人が金持ちだとしても、私はあの人と結婚したくない。 Dẫu cho anh ta có giàu đi chăng nữa, thì tôi cũng không muốn cưới.

今からタクシーに乗ったとしても、時間には間に合いそうもない。 Dẫu cho bây giờ có đi taxi đi chăng nữa thì cũng không có vẻ kịp giờ được.

 

URL List