Kanji N5: Tổng hợp Hán tự N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ

Khi bắt đầu học chữ Hán (Kanji), hầu hết người học đều thắc mắc tại sao một chữ Kanji lại có nhiều cách đọc đến thế. Nhưng đừng quá lo lắng, tất cả đều có hướng giải quyết.

Trong bài viết này, Riki đã tổng hợp Kanji N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ dành cho bạn. Đừng bỏ qua nhé!

kanji-n5
Đừng bỏ qua siêu phẩm Kanji N5 này nhé!

I. ÂM ON VÀ ÂM KUN ĐƯỢC DÙNG TRONG KANJI N5

am-on-va-am-kun
Tổng hợp Hán tự N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ

Mỗi một chữ Kanji N5 có rất nhiều cách đọc. Ít thì cũng đến 2,3 cách đọc còn nhiều thì có thể lên đến gần 20 cách đọc. 

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm học tiếng Nhật, Xem ngay Kinh nghiệm học tiếng nhật cho người mới bắt đầu được chia sẻ từ sensei tại đây nhé.

Khác với chữ Hán (chữ giản thể) của Trung Quốc chỉ có 1 cách đọc thì mỗi chữ Kanji (chữ phồn thể) được chia làm 2 hướng: cách đọc âm On và cách đọc âm Kun.

Chữ Kanji N5 và Kanji các cấp độ khác có nguồn gốc là chữ Hán của Trung Quốc. Thông qua con đường buôn bán với Triều Tiên, mà chữ Hán được du nhập vào Nhật Bản.

Trong quá trình du nhập, có 2 vấn đề đã xảy ra: – Thứ nhất, có nhiều Hán tự mang nghĩa mới mà tiếng Nhật chưa có; – Thứ hai, có nhiều từ tiếng Nhật chưa thể phiên âm bằng Hán tự.

=> Vì 2 vấn đề này mà mới nảy sinh ra âm On và âm Kun trong tiếng Nhật.

 
Kanji N5 có áp dụng được những quy tắc này không nhỉ?
>>> Có phải bạn đang loay hoay tìm cho mình 1 cách học Kanji phù hợp? Nhớ cách viết, cách đọc như thế nào để nhớ lâu? Cùng Riki chinh phục Hán tự với 8 cách học Kanji hiệu quả nhất nhé. 
>> Tips nhớ trường âm Hiệu quả

II. KHÁI QUÁT VỀ ÂM ON

2.1. Âm On là gì?

*** Âm On (viết tắt của Onyomi – 音読み): là âm Hán Nhật dùng để đọc các từ vay mượn từ Trung Quốc. Vì đây là những từ mang nghĩa hoàn toàn mới, chưa từng có trong tiếng Nhật nên sẽ được chuyển thành âm gần giống để mô phỏng phát âm gốc của tiếng Trung.

kanji-n5-2
Tổng hợp Hán tự N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ

*** Âm On không đi kèm với hậu tố Okurigana (chữ Hiragana) mà thường đi kèm với một hoặc nhiều từ Kanji khác.

Ví dụ: 中国(ちゅうごく)Trung Quốc、韓国(かんこく)Hàn Quốc、日本語(にほんご)Tiếng Nhật.

Tuy nhiên cũng có ngoại lệ nên các bạn hãy chú ý và ghi nhớ kỹ nhé

Ví dụ: 花火(はなび)hanabi : pháo hoa (HOA HỎA).

=> Chữ Hoa 花 có âm On  là カ、ケ và âm Kun là はな. Thế nhưng ở đây khi ghép với một Hán tự khác thì nó lại được đọc theo âm Kun là はな (hana). Trường hợp như này không quá nhiều nên chỉ cần học thuộc thôi nhé.

2.2. Cách đọc âm On

Trong các tài liệu học Kanji N5 hay bất kỳ cấp độ nào, các bạn thường sẽ thấy âm Onyomi và âm Kunyomi được liệt kê rõ ràng.

Âm On được biểu thị cách đọc bằng Katakana vì là phiên âm từ tiếng nước ngoài, còn âm Kun được biểu thị cách đọc bằng Hiragana vì là từ thuần Nhật.

Một lời khuyên dành cho bạn, đó là: không nên học riêng lẻ từng chữ một. Hoặc đừng chăm chăm vào cách đọc âm On hay âm Kun của từ Kanji đó. Khi bạn đã học được tương đối 1 lượng Hán tự (khoảng 2-3 trăm chữ trở lên), bạn nên học bằng cách ghép các chữ lại với nhau.

Ví dụ: Khi học chữ “校” bạn có thể học các từ ghép khác nhau như: 学校 (trường học), 高校 (trường trung học phổ thông), 校長 (hiệu trưởng), 校則 (nội quy nhà trường), 校庭 (sân trường)…

>>> Bạn có thắc mắc tại sao tiếng Nhật lại có đến 3 bảng chữ cái không? Chắc chắn là sự xuất hiện của mỗi bảng chữ cái sẽ có những ích lợi riêng cho tiếng Nhật. Hôm nay, Riki sẽ cùng bạn học thuộc bảng chữ cái Katakana chỉ trong 24 giờ nhé.
>>> Kính ngữ tiếng Nhật là gì? Kính ngữ được sử dụng trong trường hợp như thế nào? Cùng Riki tìm hiểu về kính ngữ tiếng Nhật và tuyệt chiêu nhớ kính ngữ chỉ trong vòng 1 tiếng nhé. 

III. MỘT SỐ QUY TẮC ĐỌC ÂM ON ĐƯỢC ÁP DỤNG VỚI KANJI N5 CÙNG CÁC CẤP ĐỘ KHÁC

Những quy tắc này có thể giúp bạn học Kanji N5 và bất kỳ cấp độ Kanji nào dễ dàng hơn.

3.1. Quy tắc 1: Chuyển âm Hán Việt sang âm On

quy-tac-chuyen-am-Han-Viet-sang-am-On
>>> Bạn có thể download FULL Quy tắc chuyển âm Hán Việt sang âm On ở đây nhé. 

3.2. Quy tắc 2: Phân biệt âm đọc ngắn – dài thông qua âm Hán – Việt

3.2.1. CÁCH THỨ NHẤT

Trước đây người Việt cũng từng sử dụng chữ Hán để làm văn tự của mình. Hiện nay dù đã chuyển sang hệ chữ Latinh nhưng vẫn còn 1 số từ vựng được sử dụng theo âm Hán – Việt.

Tiếng Nhật cũng vậy, không ít chữ Kanji được đọc theo âm Hán – Nhật (Onyomi) gần giống với Hán – Việt của tiếng Việt cho dù là từ đơn hay từ ghép. 

Ví dụ: 

am-on-va-am-kun-trong-tieng-nhat
Tổng hợp Hán tự N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ

=> Từ ví dụ trên, bạn có thể thấy, nếu thuộc âm Hán – Việt, người học có thể suy ra cách đọc Kanji theo âm Onyomi. Điều quan trọng hơn là, nếu thuộc được âm Hán – Việt của chữ Kanji, ở mức độ nào đó sẽ tránh được phát âm sai hoặc chọn sai từ khi làm bài.

Ví dụ: Từ「主人」phát âm là “shujin nghĩa là “chồng tôi”. Nhưng nếu “lỡ” phát âm thêm 1 âm tiết thành “shuujin” sẽ trở thành 1 từ khác nghĩa hoàn toàn (tù nhân). Hoặc từ「喪失」nếu đọc đúng “sooshitsu” thì sẽ có nghĩa là “mất mát, thiệt hại”. Nhưng khi đọc sai thành âm ngắn “soshitsu” sẽ chuyển thành từ có nghĩa là “tố chất”…

Cách tìm ra chữ Kanji có âm đọc theo âm dài hay âm ngắn

Nếu những chữ Kanji có âm Hán – Việt mà phía sau những phụ âm đơn hoặc phụ âm kép có 2 âm tiết trở lên thì âm On trong tiếng Nhật sẽ đọc theo âm dài. Khi chỉ có 1 âm tiết thì sẽ có âm ngắn. 

Bạn có thể tham khảo bảng dưới đây nhé:

ĐỌC THEO ÂM DÀI
Chữ Kanji Âm Hán-Việt Onyomi
Đạo どう
Động どう
Đường どう
Tầng そう
Tổng そう
Tương そう
Báo ほう
Phương ほう
Pháp ほう
Tỉnh しょう
Chương しょう
Thiếu しょう
Thưởng しょう
尿 Niệu にょう
Đương とう
Đảng とう
Lượng りょう
Mạng もう
Có Kanji nào thuộc Kanji N5 không nhỉ?
>>> Thứ, ngày, tháng, năm trong tiếng Nhật là một trong những kiến thức cơ bản nhất bạn cần học khi bắt đầu làm quen với ngôn ngữ này. Vậy nói ngày tháng trong tiếng Nhật như thế nào? Phải nói như thế nào mới gọi là “chuẩn Nhật”? Cùng Riki tìm hiểu nhé.
ĐỌC THEO ÂM NGẮN
Chữ Kanji Âm Hán-Việt Onyomi
Nỗ
Nộ
Thổ
Sở
Tổ
Bổ
Bộ
Phổ
Chư しょ
Sở しょ
Thư しょ
しょ
Như にょ
Hộ
Đồ
Lữ りょ
Có Kanji nào thuộc Kanji N5 không nhỉ?

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp ngoại lệ

Ví dụ, âm Hán – Việt của chữ “注” là “chú”, nếu theo quy tắc trên thì chữ Kanji này phải đọc là “ちゅ” bởi sau chữ “CH” chỉ có một âm tiết “u” nhưng nó lại được đọc theo âm dài là “ちゅう”.

Vẫn chưa tìm được quy luật chính xác của những trường hợp ngoại lệ này. Theo khảo sát thực tế, những chữ Kanji có nguyên âm u trong âm Hán – Việt thường sẽ không tuân theo quy tắc trên. Và nhiều nhất ở hàng “しゅ;しゅう” trong tiếng Nhật.

Ví dụ:

秀 (しゅう): Tú

秋 (しゅう): Thu

宙 (ちゅう): Trụ

柔 (にゅう): Nhu

Mới nhiêu đây có làm bạn cảm thấy gian nan trong tiếng Nhật?
Thực ra không khó lắm đâu nếu bạn có sự hướng dẫn bài bản, đúng cách từ những giáo viên nhiều kinh nghiệm và biết cách giảng dạy. Riki chắc chắn rằng bạn sẽ học được, và sẽ hỗ trợ hết mình giúp các bạn học tập tốt hơn. Nếu bạn cần sự trợ giúp về lộ trình học sao cho hiệu quả, đừng ngại ngần inbox cho chúng mình tại đây để được tư vấn miễn phí nhé.

3.2.2. CÁCH THỨ HAI

Đây là cách học thuộc theo từng hàng phụ âm kết hợp với âm Hán – Việt. Cách này khá mất thời gian, nhưng lại mang lại lợi ích cao hơn cho người học.

Dưới đây là cách nhớ, cách đọc âm ngắn hoặc âm dài được xếp theo 50 âm trong tiếng Nhật. Tài liệu được lấy từ cuốn “漢和辞典” do nhà xuất bản 三省堂 phát hành năm 1996 và “Bảng tra chữ Hán tự và cách đọc theo âm Hán – Nhật” do Nhà xuất bản TÂN VĂN phát hành.

>>> Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó và đặc biệt nhất thế giới khi có đến 3 bảng chữ cái sử dụng cho từng trường hợp ngữ cảnh khác nhau. Học tiếng Nhật có khó không? là câu hỏi của rất nhiều người khi nhắc đến ngôn ngữ này. Cùng Riki đi tìm câu trả lời nhé!

Dĩ nhiên là vẫn có một vài trường hợp ngoại lệ

Có thể bạn sẽ bắt gặp những chữ Kanji đọc không đúng với cách này. Tuy nhiên, đó là những chữ Kanji không nắm trong 1945 chữ Kanji thông dụng theo quy định của Nhật. Hoặc nó không thuộc cách đọc đặc biệt.

Ví dụ, chữ “富:ふ”âm Hán-Việt là “phú” nên đọc theo âm ngắn là đúng với qui tắc. Song có trường hợp khi ghép thành một từ, chữ này lại có cách đọc theo âm dài là “ふう”. Chữ “喪:Tang” trong từ điển có cả cách đọc là “も”nhưng đây không phải là cách đọc theo “Onyomi” mà là cách đọc theo “Kunyomi”.  Hoặc chữ “柔:Nhu”có hai cách đọc là “じゅ”và “にゅう”.

Như vậy, nếu đọc theo cách một là đúng với quy tắc suy cách đọc theo âm Hán-Việt. Những điểm nêu trên có lẽ chính là nguyên nhân của những trường hợp không theo quy tắc của âm Hán-Việt.

A. HÀNG “か”

ア.「きゅ」và 「ぎゅ」Tất cả các chữ ở hàng này đều là âm dài “Kuu” nên không cần để ý đến âm Hán-Việt.

イ.「きょう」と「ぎょう」Ở hàng này vì không thấy có trường hợp ngoại lệ nên cũng dễ nhớ.

Ví dụ: 居 (Cư) Kyo, 巨 (Cự) Kyo, 挙 (Cử) Kyo, 御 (Ngự) Gyo 京 (Kinh) Kyoo, 興 (Hưng) Kyoo, 協 (Hiệp) Kyoo 教 (Giáo) Kyoo, 業 (Nghiệp) Gyoo, 仰 (Ngưỡng) Goo

ウ.「こ」「こう」と「ご」「ごう」 Trong cách đọc âm ngắn, có lẽ chỉ có chữ「誇:こ」là trường hợp ngoại lệ vì âm Hán – Việt “Khoa” có hai âm tiết ở đằng sau. Trong cách đọc âm dài không có trường hợp ngoại lệ.

Ví dụ: 口 (koo) Công, 工 (koo) Công, 鋼 (koo) Cương 効 (koo) Hiệu, 号 (goo) Hiệu, 豪 (goo) Hào, 郷 (goo) Hương…

B. HÀNG “さ”.

ア.「しゅ」「じゅ」Trong cách đọc âm ngắn có 3 từ không theo qui tắc là 朱(しゅ)Chu, Châu;種(しゅ)Chủng;  酒(しゅ)Tửu.

Trong âm dài 「しゅう」「じゅう」cũng có một số từ không theo quy tắc và điều thú vị là những từ này đều có nguyên âm “u” trong âm Hán – Việt.

Ví dụ: 秀 (Tú), 修 (Tu), 囚 (Tù), 秋 (Thu), 酬 (Thù), 醜 (Xú), 住 (Trú), 柔 (Nhu).

イ.「しょ」「じょ」と「しょう」「じょう」 Không có trường hợp ngoại lệ nên chỉ cần căn cứ vào âm Hán-Việt.

ウ.「そ」と「そう」Cũng không có trường hợp ngoại lệ, nhớ cách đọc theo âm Hán-Việt.

>>> Phương pháp học tiếng Nhật hay cách học tiếng Nhật hiệu quả nhất mà bạn đang áp dụng là gì? Và làm thế nào để tìm ra thời gian học trong khi bạn quá bận rộn? Cùng tìm hiểu cách học tiếng Nhật hiệu quả và nhanh nhất với mọi trình độ nhé.
>> Tips nhớ nhanh- hiệu quả

C. HÀNG “た”

ア.「ちゅ」と「ちゅう」Không có cách đọc âm ngắn.

イ.「ちょ」と「ちょう」 Âm ngắn chỉ có 3 từ là 「著」「緒」「貯」còn lại đều đọc theo âm dài.

ウ.“と”と“とう”

Ở hàng này, các chữ được phát âm ngắn hoặc dài đều theo quy luật âm Hán – Việt, nhưng chỉ có chữ “登” là chữ duy nhất có cả hai cách đọc theo âm ngắn – dài. Tuy nhiên, chỉ có một từ duy nhất có cách đọc theo âm ngắn khi đi với chữ “登” đó là chữ “登山” còn lại đều đọc theo âm dài.

D. HÀNG “な”

ア.“にゅ” Hàng này không có từ nào đọc theo âm ngắn.

イ.“にょ” Đọc theo âm ngắn chỉ có hai chữ “如”と“女”.

ウ.“の”    Ở hàng này chỉ có duy nhất một chữ “野”.

エ.“のう” Có 6 chữ đọc theo âm dài “脳;能;農;濃;悩;納.

E. HÀNG “は”

ア.“ひゅ”と“ひゅう”Ở hàng này không có chữ Kanji nào.

イ.“ひょう” Không có chữ nào đọc theo âm ngắn.

ウ.“ふ”と“ふう”Trong các chữ đọc theo âm ngắn, có từ “不” không theo quy tắc âm Hán – Việt. Chữ “富” có hai cách đọc nhưng chỉ khi ghép thành từ “富貴” mới đọc theo âm dài “fuuki”. Chữ đọc theo âm dài chỉ có 2 chữ là “風”;“封”.

エ.“ほ”と“ほう”Có 2 chữ ngoại lệ đọc theo âm ngắn đó là: “帆:phàm”;“保:bảo”.

G. HÀNG “ま”

ア.“みゅ”Không có chữ Kanji nào, tất cả đọc theo âm dài.

イ.“みょ”Không có chữ Kanji nào đọc theo âm ngắn.

ウ.“も” Trong cách đọc này, chỉ có 2 từ là “摸”と“茂”

エ.“もう”Không có trường hợp ngoại lệ.

>>> Tiếng Nhật có đến 3 bảng chữ cái nhưng với nhiều người thì sự khởi đầu này lại là nguyên nhân khiên họ từ bỏ. Riki sẽ chia sẻ đến bạn mẹo nhớ bảng chữ cái nhanh, hiệu quả, đánh bay nỗi sợ học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu!

H. HÀNG “ら”

ア.“りゅ” Không có chữ Kanji nào, tất cả đều đọc theo âm dài.

イ.“りょ”Chỉ có 4 chữ Kanji đọc theo âm ngắn là:

慮:Lự  侶:Lữ  虜:Lỗ   旅:Lữ

ウ.“ろ” Chỉ có 3 từ đọc theo âm ngắn và đúng với quy tắc

炉:Lô  路:Lộ  露:Lộ

Tìm xem từ Kanji N5 nào thuộc những trường hợp này nào?

3.3. Quy tắc 3: Các chữ Kanji N5 cùng bộ có cách đọc âm On giống nhau

Khi học được vượt ngưỡng Kanji N5, nhiều chữ Kanji hơn (khoảng 500 – 2000 chữ), bạn sẽ thấy các chữ Kanji có cùng bộ sẽ có cách đọc âm On giống nhau.

Kanji-cung-bo-1
Kanji-cung-bo-2
>>> Trọn bộ Chữ Hán cùng bộ có cách đọc âm On giống nhau

IV. KHÁI QUÁT VỀ ÂM KUN

4.1. Âm Kun là gì?

*** Âm Kun (viết tắt Kunyomi – 訓読み): là âm thuần Nhật dùng để đọc những chữ Nhật gốc được viết bằng chữ Hán có ý nghĩa tương tự.

Ví dụ: Kanji N5 có từ 国 nghĩa là quốc gia, trong tiếng Nhật đã có sẵn từ quốc gia là くに, nên chữ 国 sẽ được đọc là くに.

*** Âm Kun thường là những chữ Kanji đừng một mình. Ví dụ: 本(ほん)、人(ひと)hoặc phía sau có hậu tố okurigana(食べる、飲む).

Okurigana (送り仮名/おくりがな) là các ký tự đi kèm, hay hậu tố kana (い, し, る…) theo sau các ký tự Kanji trong văn viết tiếng Nhật.

kanji-n5-3
Kanji N5 có cách đọc âm Kun khá dễ nhớ

4.2. Cách đọc âm Kun

Ví dụ:

情け (nasake):  sự cảm thông, 赤い (akai): đỏ, 新しい (atarashii): mới

見る (miru): nhìn, 必ず (kanarazu): nhất định, nhất quyết

(* け, い, る, ず trong các ví dụ trên chính là Okurigana)

Cách nhớ âm Kun đơn giản nhất là học thuộc luôn nghĩa của chữ Kanji đó. Ví dụ chữ 国 có âm Kun là くに ( kuni) . Chúng ta học luôn nghĩa くに là đất nước. Vậy là chúng ta đã nhớ âm Kun của chữ đó.

V. TÓM TẮT TỔNG HỢP

cach-doc-am-on-va-am-kun
Tổng hợp Hán tự N5 với cách đọc âm On và âm Kun siêu dễ nhớ

Nếu bạn thấy hệ thống âm On và âm Kun phức tạp, bạn có thể bỏ qua không học âm On và âm Kun cũng không sao. Thay vào đó, bạn chỉ cần biết cách đọc của chữ Kanji đó khi đứng một mình. Tiếp theo là nhớ những từ ghép có chữ Kanji đó là được.

Không có quy tắc chung nào để biết khi nào dùng âm On khi nào dùng âm Kun hay khi nào đọc âm On khi nào đọc âm Kun. Chúng ta chỉ cần học những từ thông dụng của chữ Kanji đó, sau đó đối chiếu xem cách đọc của nó là Onyomi hay Kunyomi. Khi đó chúng ta sẽ biết là khi dùng chữ Kanji đó trong từ đó thì có cách đọc là On hay Kun.

kanji-n5-4
Kanji N5

Có một số âm On và âm Kun khó, thường để cho các trình độ cao hơn. Các bạn chỉ cần học những âm phù hợp với trình độ mình đang học. Học Kanji theo cấp độ các bậc N là một phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất.

VI. Tổng hợp tài liệu pdf học Kanji N5 cùng các trình độ khác

=> Bộ tài liệu Kanji N5 pdf => Bộ tài liệu Kanji N4 pdf => Bộ tài liệu Kanji N3 pdf => Bộ tài liệu Kanji N2 pdf => Bộ tài liệu Kanji N1 pdf  

Đừng ép mình nhớ tất cả âm On-Kun của mỗi chữ. Không nên tập trung quá nhiều thời gian vào việc học hết tất cả âm On và Kun của mỗi chữ, vì có rất nhiều âm On-Kun không hay được sử dụng. Thay vì học riêng lẻ từng chữ, hãy cố gắng học theo từ mới liên quan đến chữ Kanji đó, dần dần bạn sẽ rút ra được quy luật đọc của chữ. 

VII. TỔNG HỢP KANJI N5 CÙNG CÁCH ĐỌC ÂM ON VÀ ÂM KUN

Kanji Âm Hán Việt Onyomi Kunyomi Nghĩa Ví dụ  
AN あん やす.い bình an, an toàn/ rẻ 安い(やすい):rẻ 安全(あんぜん):an toàn, bình an
NHẤT いち、いつ ひと.つ một 一つ(ひとつ):một cái 一日(いちにち): một ngày 一人(ひとり):một người
ẨM いん の.む uống 飲む(のむ):uống 飲食(いんしょく):ăn uống 飲み物(のみもの):đồ uống
HỮU う、ゆう みぎ bên phải 右(みぎ):bên phải 左右(さゆう):trái phải
あめ mưa 雨(あめ):mưa 梅雨(つゆ):mùa mưa
DỊCH えき ga 駅(えき):nhà ga 駅員(えきいん):nhân viên nhà ga
VIÊN えん まる.い đồng yên, tròn 百円(ひゃくえん):100 yên 円い(まるい):ôn hòa, dễ chịu
HỎA lửa .hỏa 火(ひ):lửa 火曜日(かようび):thứ ba 火事(かじ):hỏa hoạn
HOA はな hoa 花(はな):hoa 花粉(かふん):phấn hoa
HẠ か、げ した、さ.げる、お.ろす、 く.だる dưới, phía dưới, hạ/xuống 下(した):dưới, phía dưới 下手(へた):yếu, kém 下着(したぎ):quần áo lót
なに、なん cái gì/cái nào 何(なに):cái gì 何人(なんにん):mấy người 幾何(きか):hình học
HỘI かい、え あ.う gặp gỡ, hội họp 社会(しゃかい):xã hội 会員(かいいん):nhân viên công ty 会う(あう):gặp gỡ
NGOẠI がい、げ そと、ほか、はず.れる、は ず.す ngoài, khác, tách rời ra 外国人(がいこくじん):người nước ngoài 外(そと):bên ngoài 海外(かいがい):nước ngoài
HỌC がく まな.ぶ học, khoa học, trường học 学ぶ(まなぶ):học tập 学生(がくせい):học sinh 学校(がっこう):trường học 学部(がくぶ):khoa, ngành học
GIAN かん、けん あいだ thời gian, khoảng thời gian 間に(あいだに):trong khi, trong lúc 時間(じかん):thời gian 昼間(ひるま):ban ngày, buổi giữa trưa 期間(きかん):thời kì 人間(にんげん):con người, nhân gian
KHÍ き、け tinh thần, tâm trạng 元気(げんき):tốt, khỏe 天気(てんき):thời tiết 空気(くうき):không khí 気分(きぶん):tâm trạng 気持ち(きもち):cảm xúc
CỬU きゅう、く ここの.つ chín 九(きゅう):số 9 九つ(ここのつ):9 cái 九月(くがつ):tháng 9 九時(くじ):9 giờ
HƯU きゅう やす.む nghỉ ngơi 休む(やすむ):nghỉ ngơi 夏休み(なつやすみ):nghỉ hè 休憩(きゅうけい):nghỉ giữa giờ, nghỉ giải lao 休日(きゅうじつ):ngày nghỉ
NGƯ ぎょ さかな、うお 魚(さかな):cá 魚油(ぎょゆ):dầu cá 金魚(きんぎょ):cá vàng
KIM きん、こん かね vàng, tiền お金(おかね):tiền 金曜日(きんようび):thứ 6 金色(きんいろ):màu vàng
KHÔNG くう そら、あ.ける、あ。く、から bầu trời, trống, chỗ trống 空(そら):bầu trời 空港(くうこう):sân bay, cảng hàng không 空手(からて):môn võ thuật karate 空気(くうき):không khí 空く(あく):trống (chỉ không gian) / rảnh(chỉ thời gian)
NGUYỆT げつ、がつ つき tháng, mặt trăng 月(つき):mặt trăng 一月(いちがつ):tháng một 今月(こんげつ):tháng này 来月(らいげつ):tháng sau
KIẾN けん み.る、み.え る。み.せる nhìn, ngắm, cho xem 見る(みる):nhìn, xem 意見(いけん):ý kiến 見学する(けんがくする):tham quan học tập 見せる(みせる):cho xem
NGÔN げん、ごん い.う、こと từ ngữ, nói 言う(いう):nói,  gọi là 言葉(ことば):lời nói, tiếng nói, từ vựng 言語(げんご):ngôn ngữ 発言(はつげん):phát ngôn
CỔ ふる.い cũ, cổ 古い(ふるい);cũ, cổ 古書(こしょ):sách cổ, sách hiếm
NGŨ いつ.つ năm 五(ご):số 5 五つ(いつつ):5 cái 五千円(ごせんえん):5000 yên
HẬU ご、こう あと、おく.れる、のち sau, đằng sau, muộn 後(あと):sau, đằng sau, nữa 午後(ごご):buổi chiều, sau 12 giời trưa 後れる(おくれる):muộn, quá hạn 後輩(こうはい):đàn em, hậu bối
NGỌ   trưa, chiều 午後(ごご):buổi chiều 午前(ごぜん):buổi sáng
NGỮ かた.る、かた.らう ngôn từ, nói/kể 語る(かたる):kể lại, thuật lại 日本語(にほんご):tiếng Nhật 国語(こくご):quốc ngữ, tiếng, môn ngữ văn ở Nhật 外国語(がいこくご):ngoại ngữ, tiếng nước ngoài
GIÁO こう   trường 学校(がっこう):trường học 校長(こうちょう):hiệu trưởng 小学校(しょうがっこう):trường tiểu học 中学校(ちゅうがっこう):trường trung học  cơ sở
KHẨU こう、く くち miệng 口(くち):miệng 口語(こうご):khẩu ngữ, văn nói 甘口(あまくち):vị ngọt, sự ngọt nào, êm dịu 口紅(くちべに):son môi
HÀNH こう い.く、ゆ.く、おこな.う đi, tiến hành 行く(いく):đi 行う(おこなう):tổ chức 旅行(りょこう):du lịch 銀行(ぎんこう):ngân hàng
CAO こう たか.い、たか. まる、たか.める cao, nâng cao, đánh giá cao 高い(たかい):cao, đắt 高まる(たかまる):tăng lên, lên cao 高める(たかめる):cất nhắc, nâng cao 最高(さいこう):vô đối, hay nhất, tuyệt nhất 高校生(こうこうせい):học sinh cấp 3
QUỐC こく くに đất nước 国(くに):đất nước 中国(ちゅうこく):Trung Quốc 韓国(かんこく):Hàn Quốc 国内(こくない):trong nước, quốc nội
KIM こん、きん いま bây giờ 今(いま):bây giờ 今週(こんしゅう):tuần này 今日(きょう):hôm nay 今朝(けさ):sáng nay 今年(ことし):năm nay
TẢ ひだり bên trái 左(ひだり):bên trái 左右(さゆう:trái phải 左足(ひだりあし):chân trái
TAM さん みっつ ba, số ba 三(さん):số 3 三つ(みっつ):3 cái 三日(みっか):ngày mùng 3, 3 ngày
SAN さん やま núi, sơn 山(やま):núi 富士山(ふじさん):núi phú sĩ 登山(とざん):sự leo núi
TỨ よっつ、よん、よ số bốn 四(よん):số 4 四月(しがつ):tháng tư 四つ(よっつ):4 cái, chiếc 四日(よっか):ngày mùng 4, 4 ngày
TỬ し、す trẻ con 子(こ):con nhỏ, đứa trẻ 子供(こども):trẻ con 太子(たいし):thái tử
NHĨ みみ tai 耳(みみ):tai 耳目(じもく):phụ đề, mật thám, trợ thủ
THỜI, THÌ とき thời gian, giờ giấc 時(とき):khi, lúc, thời kì 時間(じかん):thời gian 時計(とけい):đồng hồ
THẤT しち なな.つ、な な、なの số bảy 七(なな):số 7 七月(しちがつ): tháng 7 七つ(ななつ):7 cái, chiếc 七日(なのか):ngày mùng 7, 7 ngày
XA しゃ くるま ô tô, xe 車(くるま):xe ô tô 自転車(じてんしゃ):xe đạp 自動車(じどうしゃ):xe ô tô
しゃ やしろ đền, miếu 会社(かいしゃ):công ty 社会(しゃかい):xã hội 社(やしろ):đền thờ 社長(しゃちょう):giám đốc
THỦ しゅ tay 手(て):tay 空手(からて):môn võ thuật karate 歌手(かしゅ):ca sĩ 選手(せんしゅ):tuyển thủ
CHU しゅう   tuần 今週(こんしゅう):tuần này 先週(せんしゅう):tuần trước 来週(らいしゅう):tuần sau
THẬP じゅう、じ とお、と mười, số mười 十(じゅう):số 10 十日(とおか):10 ngày 十歳(じゅうさい):10 tuổi
XUẤT しゅつ だ.す、で.る xuất, rời đi, ra đi 出る(でる):ra khỏi, xuất hiện 出す(だす):gửi đi, cho ra khỏi, nộp 出席する(しゅっせきする):có mặt, tham dự
THƯ しょ か.く viết 書く(かく):viết 辞書(じしょ):từ điển 図書館(としょかん):thư viện
NỮ じょ、にょう おんな、め phụ nữ 女の人(おんなのひと):phụ nữ 女の子(おんなのこ):bé gái 女性(じょせい):nữ sinh 男女(だんじょ):nam nữ
TIỂU しょう ちい.さい、こ、お nhỏ, bé 小さい(ちいさい):nhỏ, bé 小学校(しょうがっこう):trường tiểu học 小説(しょうせつ):tiểu thuyết
THIỂU しょう すこ.し、すく. ない một chút, một ít 少し(すこし):một chút, một ít 少ない(すくない):ít, hiếm 少女(しょうじょ):thiếu nữ, cô gái 少年(しょうねん):thiếu niên
THƯỢNG しょう、じ ょう うえ、かみ、あ.げる、あ.がる phía trên, thượng 上(うえ): trên, phía trên 上げる(あげる):cho, tăng/ nâng lên, tăng lên/ hoàn thành 上がる(あがる):tăng lên, mọc lên, bốc lên 上司(じょうし):cấp trên, bề trên 上手(じょうず):giỏi
THỰC しょく た.べる、く.らう ăn 食べる(たべる):ăn 食堂(しょくどう):nhà ăn 食らう(くらう):bị cắn, bị đốt 飲食(いんしょく):ăn uống
TÂN しん あたら.しい、あら.た、にい mới 新しい(あたらしい):mới mẻ 新聞(しんぶん):báo 新幹線(しんかんせん):tàu shinkansen 新鮮(しんせん):tươi, sạch, mới mẻ, hấp dẫn, trong lành
NHÂN じん、にん ひと người 人間(にんげん):loài người, nhân loại 人(ひと):người 人生(じんせい):cuộc đời, cuộc sống 何人(なんにん):bao nhiêu người?
THỦY すい みず nước 水(みず):nước 水曜日(すいようび):thứ tư 水泳(すいえい):môn bơi lội
SINH せい、しょう い.きる、う. む、は.やす、 なま、き sống, sinh ra, mọc (râu), tươi sống (đồ ăn) 生きる(いきる):sinh sống, tồn tại 生(なま):tươi sống 人生(じんせい): cuộc sống, cuộc đời 学生(がくせい):học sinh 先生(せんせい):thầy cô giáo viên, bác sĩ
西 TÂY せい、さい にし phía tây 西(にし):phía tây 西南(せいなん):tây nam 西方(せいほう):hướng tây, tây phương
XUYÊN せん かわ sông 川(かわ):con sông 川口(かわぐち):cửa sông 山川(やまかわ):núi sông
THIÊN せん một ngàn 千円(せんえん):một nghìn yên 千鳥(ちどり):kiểu xếp so lê 千百五十円(せんひゃくごじゅうえん): 1150 yên
TIÊN せん さき phía trước, trước, tương lai 先生(せんせい):thầy cô giáo viên, bác sĩ 先に(さきに):trước, sớm hơn, trước tiên 先週(せんしゅう):tuần trước
TIỀN ぜん まえ trước, trước khi 前(まえ):trước, phía trước 前後(ぜんご):trước sau,  khoảng trên dưới.., đầu cuối 午前(ごぜん):buổi sáng
TÚC そく あし、た.りる、た.す chân, đầy đủ, thêm vào 足(あし):chân 足りる(たりる):đủ 足す(たす):cộng, thêm vào 足首(あしくび):cổ chân 満足(まんぞく):thỏa mãn, hài lòng
ĐA おお.い nhiều 多い(おおい):nhiều 多数(たすう):đa số, phần lớn 多少(たしょう):ít nhiều, một chút, một ít
ĐẠI だい、たい おお.きい to, lớn 大きい(おおきい):to, lớn 大変(たいへん):quá, rất/ mệt mỏi, vất vả 大学(だいがく):đại học 大人(おとな):người lớn, người trưởng thành
NAM だん、なん おとこ đàn ông 男の人(おとこのひと):đàn ông 男の子(おとこのこ):bé trai 男性(だんせい):nam sinh 長男(ちょうなん):trưởng nam
TRUNG ちゅう なか trong, bên trong 中(なか):trong, bên trong 中国(ちゅうこく):Trung Quốc 集中(しゅうちゅう):tập trung 中学校(ちゅうがっこう):trường trung học, cấp 2
TRƯỜNG ちょう なが.い dài, trưởng 長い(ながい):dài 部長(ぶちょう):trưởng phòng 社長(しゃちょう):giám đốc 長男(ちょうなん):trưởng nam
THIÊN てん あめ、あま thiên, trời 天気(てんき):thời tiết 天使(てんし):thiên sứ 天候(てんこう):khí hậu
ĐIẾM てん みせ cửa hàng 店(みせ):cửa hàng 店員(てんいん):nhân viên bán hàng 店長(てんちょう): người quản lí cửa hàng 出店する(しゅってんする):mở chi nhánh kinh doanh
ĐIỆN でん   điện 電気(でんき):điện 電子(でんし):điện tử 電話(でんわ):điện thoại
THỔ ど、と つち đất, thổ 土(つち):đất 土曜日(どようび):thứ bảy 土日(どにち):cuối tuần, thứ bảy chủ nhật
ĐÔNG とう ひがし phía đông 東(ひがし):phía đông 東京(とうきょう):Tokyou 東南(とうなん):đông nam
ĐẠO どう みち đường, con đường 道(みち):con đường 茶道(ちゃどう):trà đạo 道具(どうぐ):dụng cụ
ĐỘC どく よ.む đọc 読む(よむ):đọc 読書(どくしょ):đọc sách 読解(どっかい):đọc hiểu 読み方(よみかた):cách đọc
NAM なん みなみ phía nam 南(みなみ):phía nam 南西(なんせい):tây nam 南北(なんぼく):nam bắc
NHỊ ふた.つ hai, số hai 二(に):số 2 二つ(ふたつ):2 cái, chiếc 二人(ふたり):2 người 二日(ふつか):ngày mùng 2 二目(ふため):thứ 2 (số thứ tự)
NHẬT にち、じつ ひ、か ngày, mặt trời 一日(いちにち):một ngày 休日(きゅうじつ):ngày nghỉ 三日(みっか) : ngày mùng 3, 3 ngày 母の日(ははのひ):ngày của mẹ
NHẬP にゅう はい.る、い.れる vào, điền vào, nhét vào 入院する(にゅういんする):nhập viện 入学(にゅうがく):nhập học 入る(はいる):đi vào, vào 入れる(いれる):cho vào, bỏ vào, bật
NIÊN ねん とし năm 今年(ことし):năm nay 去年(きょねん):năm ngoái 百年(ひゃくねん):100 năm 毎年(まいとし):hàng năm
MÃI ばい か.う mua 買う(かう):mua 買い物(かいもの):thứ cần mua, món hàng mua được 売買(ばいばい):sự mua bán
BẠCH はく、びゃく しろ.い、しろ trắng 白い(しろい):màu trắng 白馬(しろうま):bạch mã 白鳥(はくちょう):thiên nga お面白い(おもしろい):thú vị
BÁT はち やっ.つ、や.つ、よう tám, số tám 八(はち):số 8 八つ(やっつ):8 cái, chiếc 八日(ようか):ngày mồng 8 , 8 ngày 八百(はっぴゃく):800
BÁN はん なか.ば một nửa, giữa 半分(はんぶん):một nửa 七時半(しちじはん):7 rưỡi 半身(はんしん):nửa mình, bán thân 半生(はんせい):nửa đời/ tái
BÁCH ひゃく   một trăm 百(ひゃく):100 百円(やくえん):100 yên 三百(さんびゃく):300 八百(はっぴゃく):800
PHỤ ちち bố 父(ちち):bố 祖父(そふ):ông 父母(ふぼ):bố mẹ
 分 PHÂN ぶん、ぶ、ふ ん わ.ける、わ.かれる、わか.る phần, phút, phân chia, hiểu 分ける(わける):chia ra, phân, tách 分かれる(わかれる):chia tay 分かる(わかる):hiểu, biết 半分(はんぶん):một nửa 気分(きぶん):tâm trạng
VĂN ぶん、もん き.く、き.こえる nghe, hỏi 聞く(きく):nghe 聞こえる(きこえる):nghe được, nghe thấy 新聞(しんぶん):báo
MẪU はは mẹ 母(はは):mẹ 祖母(そぼ):bà 母の日(ははにひ):ngày của mẹ
BẮC ほく きた phía bắc 北(きた):phía bắc 南北(なんぼく):nam bắc 北京(ぺきん):Bắc Kinh
MỘC ぼく、もく き、こ cây, rừng 木(き):cái cây 木曜日(もくようび):thứ 3 木星(もくせい):sao mộc
BẢN ほん もと sách, nguồn gốc 本(ほん):quyển sách 日本(にほん):Nhật Bản 本体(ほんたい):bộ phận chính, bản thể
MỖI まい   mỗi, mọi 毎日(まいにち):mỗi ngày, hàng ngày 毎年(まいとし):mỗi năm, hàng năm 毎週(まいしゅう):mỗi tuần, hàng tuần 毎朝(まいあさ):mỗi sáng, hàng sáng
VẠN まん、ばん   vạn, mười ngàn 万(まん):mười nghìn 一万円(いちまんえん):mười nghìn yên 万古(ばんこ):vĩnh viễn, vĩnh hàng
DANH めい、みょう danh, tên 名前(なまえ):tên 有名(ゆうめい):nổi tiếng 名刺(めいし):danh thiếp
MỤC もく mắt 目(め):mắt 目次(もくじ):mục lục 番目(ばんめ):số thứ tự 目的(もくてき):mục đích
HỮU ゆう とも bạn 友人(ゆうじん):bạn thân 友達(ともだち):bạn bè 有名(ゆうめい):nổi tiếng
  LAI らい く.る、きた. る、きた.す   đến, tới 来る(くる):đến 将来(しょうらい):tương lai (gần) 未来(みらい):tương lai ( xa) 来年(らいねん):năm sau 来月(らいげつ):tháng sau 来週(らいしゅう):tuần sau
LẬP りつ た.つ、た.てる đứng, thiết lập 立つ(たつ):đứng 立てる(たてる):dựng, lập (kế hoạch) 独立(どくりつ):độc lập 自立(じりつ):tự lập
LỤC ろく む.つ、むい số sáu 六(ろく):số 6 六日(むいか):ngày mùng 6, 6 ngày 六つ(むっつ):6 cái, chiếc 六月(ろくがつ):tháng 6
THOẠI はなし、はな. す nói, nói chuyện, câu chuyện 話す(はなす):nói chuyện 話(はなし):câu chuyện 電話(でんわ):điện thoại 世話する(せわする):chăm sóc
Bạn học được bao nhiêu chữ Kanji N5 này rồi?

tieng-nhat-vo-long

Bạn cảm thấy nản khi học mãi tiếng Nhật mà vẫn chẳng được chữ nào vào đầu?

Đừng để tiếng Nhật làm khó mình như thế nữa!

Khoá học vỡ lòng hoàn toàn mới với sự hỗ trợ của đội ngũ giáo viên cố vấn hàng đầu tại Riki sẽ giúp bạn chinh phục mục tiêu N5 một cách hiệu quả nhất. Chi phí rẻ nhất Việt Nam chỉ 19k/buổi, cam kết “phá đảo” N5 chỉ sau 3 tháng.

“Không học thì thôi, đã học thì học cho chất!”

Hãy cùng bọn mình thổi bay tiếng Nhật N5 một lần và mãi mãi NGAY TẠI ĐÂY!

URL List