Cùng Riki học ngữ pháp thể thông thường trong tiếng Nhật nhé!Với người Nhật việc nói chuyện với mọi người đều có sự phân chia cấp bậc, mối quan hệ. Ngữ pháp tiếng Nhật cũng theo đó mà chia ra các thể để phân biệt bối cảnh giao tiếp.
I. PHÂN BIỆT THỂ LỊCH SỰ VÀ THỂ THÔNG THƯỜNG (THỂ NGẮN)
Có rất nhiều bạn học đến bài 20 của N5 thường dễ bị nhầm lẫn giữa thể thông thường và thể lịch sự khi nói thành câu. Vì thế trước khi đi sâu vào bài học về thể thông thường, Riki sẽ giúp bạn phân biệt các sử dụng của 2 thể này để bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc ngữ pháp.
1. Thể lịch sự
Định nghĩa: Thể lịch sử là thể dùng ます、です
Các trường hợp dùng thể lịch sự:
Vì là thể lịch sự nên chúng ta dùng thể lịch sự trong các tình huống cần lịch sự, ví dụ:
- Với người mới quen
- Người dưới nói chuyện với người trên, ví dụ nói chuyện với sếp, khách hàng
- Với những người chưa được cho là không thân thiết, kể cả với người dưới
2. Thể thông thường
Định nghĩa: Thể thông thường hay còn gọi là thể ngắn là thể rút gọn của thể lịch sự
Các trường hợp dùng thể thông thường:
- Thể thông thường dùng nhiều trong văn viết, các ghi chép cá nhân như nhật kí, các bài viết luận hoặc báo chí
- Thể thông thường dùng trong giao tiếp trong trường hợp thân quen. Thói quen rồi nên muốn nói ngắn lại
Ví dụ:
- Thay vì nói:夏休みはどうしますか?。Kì nghỉ hè bạn định thế nào (định làm gì)
- Thì có thể nói :夏休みはどうするの?
Để hiểu rõ hơn về cách chuyển câu như ví dụ trên, hãy theo dõi tiếp bài viết mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chuyển cấu trúc thể lịch sự sang cấu trúc thể thông thường.
II. CÁCH CHUYỂN TỪ THỂ LỊCH SỰ SANG THỂ THÔNG THƯỜNG (THỂ NGẮN)
Hiện tại khẳng định |
Hiện tại phủ định |
Quá khứ khẳng định |
Quá khứ phủ định |
|
Động từ (V) | Vます →Vる | Vません →Vない | Vました →Vた | Vませんでした →Vなかった |
Ví dụ : 食べます あります | 食べる ある | 食べない ない | 食べた あった | 食べなかった なかった |
Tính từ đuôi い (Aい) | Aいです →Aい | Aくないです →A くない | Aかったです →Aかった | Aくなかったです →Aくなかった |
Ví dụ : 高いです | 高い | 高くない | 高かった | 高くなかった |
Tính từ đuôiな (Aな) | Abỏ なです →Abỏなだ | A じゃありません →Aじゃない | Aでした →Aだった | Aじゃありませんでした →Aじゃなかった |
Ví dụ : きれいです | きれいだ | きれいじゃない | きれいだった | きれいじゃなかった |
Danh từ (N) | Nです →Nだ | Nじゃありません →Nじゃない | Nでした →Nだった | Nじゃありませんでした →Nじゃなかった |
Ví dụ: 先生です | 先生だ | 先生じゃない | 先生だった | 先生じゃなかった |
- Một số mẫu chuyển khác
THỂ LỊCH SỰ |
THỂ THÔNG THƯỜNG |
VÍ DỤ |
Vてもいいです | Vてもいい | Ⅴ:遊びます(あそびます):chơi 遊んでもいいです →遊んでもいい |
Vたいです | Vたい | 遊びたいです →遊びたい |
Vてください | Vて | 遊んでください →遊んで |
Vないでください | Vないで | 遊ばないでください →遊ばないで |
Vなくてもいいです | Vなくてもいい | 遊ばなくてもいいです →遊ばなくてもいい |
Vなければなりません | Vなければならない | 遊ばなければなりません →遊ばなければならない |
Vてはいけません | Vはいけない | 遊んではいけません →遊んではいけない |
Bạn đã hiểu hết chưa, cùng tìm hiểu các sử dụng mẫu ngữ pháp này trong bài luyện tập nhé ^^.
Có thể bạn rất cần: 25 BÀI MINNA NO NIHONGO cho người mới bắt đầu
III. CÁCH DÙNG THỂ THÔNG THƯỜNG TRONG HỘI THOẠI – VĂN NÓI
Như đã nói ở trên thể thông thường dùng trong giao tiếp thân mật với những người quen thân. Ngoài cách chuyển như trên thì cần có 1 số chú ý sau trong giao tiếp dùng thể thông thường.
Trong câu nghi vấn của thể thông thường chúng ta bỏ か ở cuối câu. Lên giọng ở cuối câu
- Câu nghi vấn của thể lịch sự chúng ta kết thúc bằng か. Nhưng trong câu thể thông thường chúng ta bỏ か đi.
- Một số ví dụ:
VD 1: コーヒーを 飲む? Bạn uống cà phê không? ( Lên giọng ở từ む)
>> Thể lịch sự : コーヒーを のみますか。
VD2: ごはんを 食べた? Bạn đã ăn cơm chưa? (Lên giọng ở từ た)
>> Thể lịch sự : ごはんを 食べましたか。
Với câu trả lời thì lại xuống giọng 1 chút ở cuối câu.
Ví dụ: 寿司を 食べに 行く? Có đi ăn sushi không?
>> Thể lịch sự : すしを たべに いきますか
- うん、行く。 ừ, đi.( Lưu ý đọc hơi xuống giọng ở cuối câu.)
- ううん、いかない。không, không đi.
Lưu ý: うん = はい (có) (dùng trong thể lịch sự)/ ううん = いいえ (không)
Trong câu nghi vấn danh từ hoặc tính từ đuôi な thì だ (thể thông thường của です) bị lược bỏ
- 今 ひま? Bây giờ bạn có rảnh không?
>> Lưu ý trong câu trả lời nếu だ có thể lược bỏ hoặc là không. Nếu không lược bỏ thì sẽ mang sắc thái quả quyết và thường thì con gái sẽ ít dùng.
Ví dụ:
A:今 ひま?
B:うん、ひま/ひまだよ/ひまだ dùng với con trai
B:うん、ひま/ひまだよ dùng với con gái. con gái thì không dùng だ đứng 1 mình. だよ mang nghĩa nhẹ hơn.
Ví dụ khác:
A:明日休み? ( あしたやすみ? ) Ngày mai cậu có nghỉ không?
B (girl): うん、休み/休みだよ
B (boy):うん、休み/休みだよ/休みだ
Trợ từ có thể bị lược bỏ trong thể thông thường nếu lược bỏ nó vẫn rõ nghĩa
Lưu ý là trước khi lược bỏ cần suy nghĩ xem lược bỏ thì câu đó còn rõ nghĩa không nhé. Một số ví dụ:
- A: ごはん を 食べた。→ごはん 食べた。 Tôi đã ăn cơm rồi = ごはんを 食べました
>> Trường hợp này bỏ を đi người nghe vẫn hiểu rõ nghĩa. Và thực tế thể thông thường người ta rất hay bỏ trợ từ đi nếu có thể bỏ được.
- 学校 [へ] 一緒に行かない?→ Câu này có thể bỏ trợ từ へ đi.
- お金 [が] ある? Cậu có tiền không? → Câu này có thể bỏ が đi.
Ví dụ trường hợp bỏ trợ từ đi thì người nghe sẽ không hiểu nghĩa:
明日9時までレポート[を]出してね。Cho tới 9h ngày mai hãy nộp báo cáo nhé.
>> Câu trên nếu bỏ まで thì câu sẽ thành :明日 9時 レポート[を] 出してね。
>> Người nghe sẽ không biết được rõ nghĩa vì có thể là:
- 9時に Đúng 9h
- 9時までに trước 9h
- 9時あと sau 9h
… Nên trường hợp này không thể lược bỏ trợ từ được.
Có thể lược bỏ chữ いtrong thể Vて[い]る
- Thể thông thường của V ていますlà Vている。
- Trong thể thông thường dùng cho văn nói có thể bỏ い thành Vてる
Một số ví dụ:
A:何 して[い]る?cậu đang làm gì vậy.
B: 本 読んで[い]る Đang đọc sách
A: Cさん 知って[い]る。 Cậu biết thằng C không?
B: 知って[い]る。Biết
>> Vていない cũng có thể bỏ được い thành Vてないいま なにも してない。bây giờ tôi chẳng làm gì cả.
けど là thể thông thường của が
- が nói nghĩa ngược nhau trong 1 câu. ví dụ:
仕事は忙しいですが、楽しいです。Công việc thì bận nhưng mà vui.
>> Câu này nhấn mạnh ý sau が tức là nhấn mạnh công việc vui hơn là bận.
>> Chúng ta có thể nói câu trên dưới dạng thể thông thường: 仕事 忙しいけど、楽しい。
- Ngoài ra trong câu rủ rê mờ mọc chúng ta cũng dùng が để mở lời. Ví dụ:
チケットが 2つありますが、一緒に 行きませんか。Tôi có 2 vé này, đi cùng tôi nhé.
→ チケット 2つあるけど、一緒に 行かない。
Tiếng Nhật khó, đừng học một mình! Tham gia ngay Cộng đồng học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu để cùng học và trao đổi để tiến bộ nhanh hơn nhé!
IV. THỂ THÔNG THƯỜNG TRONG VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI NHẬT
1. Dùng thể thông thường văn hoá giao tiếp
Thể thông thường được dùng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Người Nhật dùng nhiều thể thông thường trong sinh hoạt gia đình bởi dù trong gia đình có trên có dưới nhưng vẫn đều là những người thân thiết .
Thể thông thường được dùng nhiều nhất với bạn bè, tuy nhiên nếu bạn thân của bạn bổng dùng thể lịch sự khi nói chuyện thì cẩn thận bởi họ đang giận bạn đấy.
Thể thông thường có tên gọi khác là thể ngắn tức là câu nói sẽ được rút ngắn lại, lược gọn lại nhưng người nghe vẫn hiểu.
Chuyển từ thế lịch sự sang thể thông thường đã lược bỏ ngắn đi rất nhiều rồi nhưng khi nói lại muốn lược bỏ thêm nữa. Ví dụ bỏ いtrong Vている, bỏ trợ từ, bỏ だ…
2. Thể lịch sự dùng trong cuộc sống
Nếu thể thông thường dùng để nói chuyện với bạn bè, những người có mối quan hệ rất thân thiết thì thể lịch sự sẽ được sử dụng để nói chuyện với những người có chức vụ cao hơn như sếp, thầy/cô giáo, hay những người mới quen như bạn bè, người lạ.
Đôi khi bạn đọc sách sẽ thấy thể lịch sử được sử dụng rất nhiều và gần như là dùng trong mọi tình huốn. Có thể nói cách dùng này khá an toàn tuy nhiên không nên quá “lạm dụng”.
Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp cần phù hợp với tình huống để gây dựng các mối quan hệ cho bạn.
Trên đây là bài viết về cách sử dụng thể thông thường trong tiếng Nhật. Nếu có bất kỳ thắc mắc về kiến thức hay cần được hỗ trợ thì đừng ngại hãy bình luận ngay ở bài viết cho Riki bạn nhé!
Ngoài ra, trong tháng này, Riki dành tặng các bạn thẻ giảm giá học phí 500K cùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn khi tham gia VÒNG QUAY MAY MẮN: https://uudai30.riki.edu.vn/
Ưu đãi chỉ giới hạn cho 100 bạn đầu tiên nhanh tay nhất thôi. Tham gia ngay với Riki nhé!
KIẾN THỨC MỞ RỘNG Ngoài phần kiến thức về thể thông thường, bạn có thể học các bài học dưới đây sẽ rất tốt cho việc luyện thi JLPT đấy:
- Những điều bạn cần biết về kỳ thi JLPT N5 và bộ đề thi JLPT full kỹ năng
- Tủ sách luyện thi JLPT N5 – Những quyển sách gối đầu giường khi học tiếng Nhật
- Tổng hợp toàn bộ ngữ pháp N5 giúp bạn ôn luyện cực nhanh 30p mỗi ngày