[Ngữ pháp N4] 10 phút hiểu thấu về cách sử dụng thể bị động

Khi học lên đến N4, bạn sẽ bắt đầu được làm quen với THỂ BỊ ĐỘNG. Nếu như ngữ pháp này làm bạn cảm thấy lo lắng vì quá nhiều kiến thức cần nhớ thì ngay sau đây, Riki sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng thể bị động một cách nhanh gọn và dễ nhớ nhất nhé.

A. CÁCH CHIA ĐỘNG TỪ SANG THỂ BỊ ĐỘNG

1. Động từ nhóm 1

Đối với động từ thuộc nhóm 1, chúng ta sẽ chuyển âm cuối từ hàng 「い」sang hàng「あ」, rồi thêm 「れ」。

Ví dụ:

ます (chụp, lấy) => られます

ます (cắt)   => られます

ます (nghe, hỏi)   => かれます

Lưu ý: chữ い chuyển thành わ rồi thêm れ

Ví dụ:

うたます (hát)    => うたわれます

ます (nói)    => われます

2. Động từ nhóm 2

Đối với động từ thuộc nhóm 2, chúng ta sẽ thêm 「られ 」vào trước 「ます 」

Ví dụ:

あつます(sưu tầm)        => あつめられます

ます (ăn)        => たべられます

ます (khen)  => ほめられます

3. Động từ nhóm 3

Đối với động từ thuộc nhóm 3 thuộc nhóm động từ bất quy tắc chúng ta sẽ chuyển như sau:

きます (đến)     => こられます

します (làm)      => されます

Động từ sau khi chia sang thể bị động sẽ thay đổi: + Về ý nghĩa: làm V => bị/ được làm V + Về ngữ pháp: khi chia sang thể bị động, tất cả các động từ sẽ sẽ chuyển thành động từ nhóm 3.

B. CÁCH DÙNG CỦA THỂ BỊ ĐỘNG

Thể bị động hay còn gọi là 受け身(うけみ)thường dùng để thể hiện trạng thái chủ ngữ chịu 1 tác động từ tân ngữ (được bổ nghĩa bởi trợ từ に).

例 (ví dụ):

+ Câu chủ động:   先生 学生叱る。(Giáo viên mắng học sinh.)

=>   AはBをV

+ Câu bị động:       学生先生叱れる。(Học sinh bị giáo viên mắng.)

=>  AはBにV(受身形)

Câu sử dụng thể bị động trong tiếng nhật sẽ được phân ra thành các loại như sau:

1. Câu bị động trực tiếp

Là câu bị động diễn tả chủ ngữ chịu tác động trực tiếp từ tân ngữ.

Ví dụ:

① 先生(せんせい)に褒(ほ)められました

Tôi được giáo viên khen.

② 私(わたし)は友達(ともだち)に悪口(わるぐち)を言(い)われました。

Tôi bị bạn bè nói xấu.

③ 子供の時、親に言われて嫌だった言葉はありますか。

Có câu nào khi còn nhỏ bạn bị bố mẹ nói nên ghét không?

④ 彼(かれ)は社長(しゃちょう)に信頼されている

Anh ấy luôn được giám được tin tưởng.

⑤ どんな人でも叱(し)れるとうれしくないと思(おも)います。

Tôi nghĩ bất cứ ai cũng vậy nếu bị mắng thì đều không vui.

彼女にデートに誘われたが、忙しくて行けなかった。

Tôi được cô ấy rủ đi hẹn hò nhưng vì bận nên không thể đi được.

Lưu ý: câu bị động với tự động từ

+ Câu chủ động: 雨が降る (Tôi không mang ô nên chịu ảnh hưởng từ cơn mưa)

+ Câu bị động: (私が)雨に降られる (Tôi bị dính mưa.)

=> thường câu bị động với tự động từ khi dịch sang tiếng Việt sẽ không tự nhiên nếu dịch word by word nên chúng ta nên dịch sang tiếng Việt ở nghĩa chủ động để dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

①  赤ちゃんに一晩中泣かれた。 

Em bé khóc suốt cả đêm.( tôi bị em bé khóc suốt đêm)

② 彼氏(かれし)に誕生日(たんじょうび)を忘(わす)れられました

Anh ấy đã quên ngày sinh nhật của tôI. (Tôi bị anh ấy quên ngày sinh nhật)

2. Câu bị động gián tiếp

Diễn tả chủ ngữ bị tân ngữ tác động lên 1 phần cơ thể hoặc một vật nào đó thuộc sở hữu.

Ví dụ:

① 親(おや)に好(す)きな本を捨(す)てられました

Tôi bị mẹ vứt mấy quyển sách yêu thích.

② ここに置いた物がない。だれかに取られたかもしれない。

Không thấy đồ tôi để đây đâu cả. Có lẽ bị ai đó lấy mất rồi.

③ 私(わたし)は友達(ともだち)に、お昼(ひる)に食(た)べるつもりだったパンを食(た)べられました

Tôi bị bạn ăn mất cái bánh mỳ định dành cho bữa trưa .

泥棒(どろぼう)に部屋(へや)の窓(まど)を割(わ)られました

Tôi bị trộm làm vỡ cửa sổ.

子供(こども)に携帯(けいたい)電話(でんわ)を壊(こわ)されました

Tôi bị con làm hỏng điện thoại.

お母(かあ)さんに日記(にっき)を見(み)られました

Tôi bị mẹ xem nhật ký.

Lưu ý: Hầu hết các câu bị động trực tiếp và gián tiếp đều bao hàm ý nghĩa tiêu cực, thể hiện sự khó chịu của chủ ngữ khi bị làm phiền, phải chịu tác động từ người khác. Cho nên khi thể hiện ý nghĩa tích cực thì người ta thường dùng cách nói : 「~てもらう」(được ai đó làm V cho)

3. Câu bị động trung tính

Là câu bị động không bao hàm ý khó chịu. Loại câu này thường được dùng khi muốn truyền đạt nội dung thông tin khách quan. Khi nhắc đến tác giả của những tác phẩm, công trình nghệ thuật, kiến trúc, phát minh có ý nghĩa lịch sử, xã hội quan trọng, thì tân ngữ thường được bổ nghĩa bởi「によって」.

Ví dụ:

① 大学(だいがく)の前にに、新(あたら)しい喫茶店(きっさてん)が建(た)てられます

Trước trường đại học có một quán giải khát mới được mở.

② この絵(え)はピカソによって描(か)かれた

Bức tranh này được vẽ bới Pi-cát-xô.

③ 「心(こころ)」という小説(しょうせつ)は、夏目漱石(なつめそうせき)によって書(か)かれました

Cuốn tiểu thuyết có tên Kokoro được viết bởi tác giả Natsumesouseki.

あの店(みせ)ではかわいい服(ふく)が売(う)られています

Ở cửa hàng này có bộ quần áo dễ thương được bày bán.

そのルールは、100年以上前に作られました

Quy định này được tạo ra từ hơn 100 năm trước.

明日(あした)、うちで誕生日(たんじょうび)パーティーが開(ひら)かれます

Ngày mai bữa tiệc sinh nhật sẽ được tổ chức tại nhà tôi.

4. Câu bị động diễn tả ý nghĩa tự phát

Diễn tả việc tự nhiên có suy nghĩ hay cảm nhận như vậy.

Ví dụ:

写真を見ると、家族が思い出される

Nhìn bức ảnh tự nhiên tôi lại nhớ gia đình.

>>> Xem thêm: + Tất tần tật về thể điều kiện trong tiếng Nhật + 5 phút giải ngố thể ý chí trong tiếng Nhật + Cách dùng thể sai khiến chuẩn nhất trong tiếng Nhật

Hy vọng bài viết của Riki đã giúp bạn biết cách sử dụng THỂ BỊ ĐỘNG và không còn cảm thấy sợ nó nữa.

Để cổ vũ tinh thần giúp các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công, Riki xin dành tặng bạn THƯ VIỆN TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT TỪ N5-N1 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ.

>>> Click vào ảnh để trải nghiệm nha.

thu-vien-online

Ngoài ra, Riki Nihongo có các khoá học tiếng Nhật sơ cấp theo phương pháp hoàn toàn mới – lộ trình học cá nhân hoá phù hợp với từng học viên. Nếu bạn đang đi tìm một cách học hiệu quả, đừng ngại liên hệ chúng mình để được tư vấn miễn phí nha:

Tìm hiểu về khoá online Tìm hiểu về khoá offline Khoá học giao tiếp tiếng Nhật với giáo viên bản địa

URL List