Từ vựng ngữ pháp Minna bài 47
1. Từ vựng minna bài 47
STT | Từ Vựng | Kanji | Nghĩa |
1 | あつまります [ひとが~] | 集まります「人が~」 | tập hợp, tập trung [ người ~] |
2 | わかれます [ひとが~] | 別れます「人が」 | chia tay [ người ~] |
3 | ながいきます | 長生きます | sống lâu |
4 | [おと/こえが~] します | 「音/声が~」します | nghe thấy, có [~ âm thanh, tiếng nói] |
5 | [あじが~] します | 「味が~」します | có [~vị] |
6 | [においが~] します | có [~ mùi ] | |
7 | [かさを~] さします | 「傘を~」さします | dương che [ dù ] |
8 | ひどい | tồi tệ, xấu | |
9 | こわい | 怖い | sợ, khiếp |
10 | てんきよほう | 天気予報 | dự báo thời tiết |
11 | はっぴょう | 発表 | công bố, thuyết trình |
12 | じっけん | 実験 | thí nghiệm, thực nghiệm |
13 | じんこう | 人口 | dân số |
14 | におい | mùi | |
15 | かがく | 科学 | khoa học |
16 | いがく | 医学 | y học, ngành y |
17 | ぶんがく | 文学 | văn học |
18 | パトカー | xe tuần tra | |
19 | きゅうきゅうしゃ | 救急車 | xe cứu thương |
20 | さんせい | 賛成 | tán thành, đồng ý |
21 | はんたい | 反対 | phản đối |
22 | だんせい | 男性 | phái nam |
23 | じょせい | 女性 | phái nữ |
24 | どうも | dường như (dùng khi phán đoán ) | |
25 | ~によると | căn cứ theo…(chỉ nguồn gốc của thông tin) | |
26 | イラン | nước IRAN | |
27 | こいびと | 恋人 | người yêu |
28 | こんやくします | 婚約します | đính hôn |
28 | あいて | 相手 | đối tượng, đối tác, nửa còn lại |
30 | しりあいます | 知り合います | quen biết |
31 | へいきんじゅみょう | 平均十冥 | tuổi thọ bình quân |
32 | くらべます[だんせい] | 比べます「男性」 | so sánh [với nam giới ~] |
33 | はかせ | 博士 | tiến sĩ |
34 | のう | 脳 | não |
35 | ホルチン | hoocmôn | |
36 | けしょうひん | 化粧品 | mỹ phẩm |
37 | しらべ | 調べ | cuộc điều tra, nghiên cứu |
38 | けしょう「~をします」 | 化粧「~をします」 | trang điểm |
2. Thể thông thường + そうです: TRUYỀN ĐẠT
Cấu trúc này dùng để truyền đạt y nguyên một thông tin mà bạn có được từ một nguồn nào đó và không thêm một chút suy nghĩ cá nhân nào của bạn vào. Khi muốn chỉ ra nguồn của thông tin, bạn đặt chúng ở đầu câu, sau đó thêm vào đằng sau nó cụm từ ~によると
例1:
天気予報に よると、明日は 寒く なるそうです。
Theo dự báo thời tiết thì ngày mai trời sẽ trở lạnh
例2:
ハイさんは 子供の 時、フランスに 住んで いたそうです。Nghe nói hồi nhỏ anh Hải sống ở Pháp.
例3:
新聞に よると、中国で 大きな 地震が あったそうです。
Theo báo chí đưa tin thì ở Trung Quốc đã xảy ra một trận động đất lớn.
例4:
バリ島は とても きれいだそうです。
Nghe nói đảo Bali rất đẹp.
Lưu ý 1 : Mẫu này về cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa đều khác so với mẫu ~そうです(TRẠNG THÁI) dùng để diễn tả phỏng đoán của bạn dựa trên hiện tượng mà bạn tận mắt nhìn thấy mà các bạn đã học ở bài 43.
例5:
Trời đang có nhiều mây đen và gió thổi mạnh :
もうすぐ 雨が 降りそうです。
Hình như trời săp mưa.
例6:
Anh A đọc báo ( hoặc xem dự báo thời tiết hoặc nghe ai đó nói,…) thấy bảo ngày mai trời sẽ có mưa, liền bảo với vợ:
明日 雨が 降るそうです。
Nghe nói ngày mai trời mưa.
例7:
Hai người vào trong quán ăn, thấy thực đơn có hình ảnh một món ăn trông rất ngon mắt liền bảo nhau :
この 料理は おいしそうです。
Món này trông có vẻ ngon.
例8:
Hai vợ chồng anh Tanaka sang Việt Nam chơi. Anh Tanaka đọc trong sách hướng dẫn du lịch thấy có bài giới thiệu về món phở của Việt Nam. Bài giới thiệu đó khen món phở Việt Nam rất ngon nên khi đi qua một quán phở, anh liền bảo với vợ mình :
この 料理は おいしいそうです。
Nghe nói món này ngon.
Lưu ý 2: Phân biệt sự khác nhau giữa ~そうです và ~と言っていました:
例9 :
ハイさんは 明日 京都へ 行くそうです。
Nghe nói ngày mai anh Hải sẽ đi Kyoto
例10:
ハイさんは 明日 京都へ 行くと 言っていました。
Anh Hải nói là mai anh ấy sẽ đi Kyoto.
Trong ví dụ 10, thông tin “ anh Hải ngày mai sẽ đi Kyoto” người nói nghe được từ chính anh Hải còn ở ví dụ 9, thì nguồn của thông tin “ anh Hải mai sẽ đi Kyoto” mà người nói có được có thể là một nguồn nào khác ( VD như nghe chị B bạn anh Hải nói lại, …) chứ không nhất thiết phải là từ chính anh Hải.
Ngoài ra, khi dùng ~と言っていました ta có thể dùng 2 cách là “ trích dẫn trực tiếp” và “ trích dẫn gián tiếp” , và tùy vào cách trích dẫn mà câu được trích dẫn có thể chia ở thể thông thường hay lịch sự, còn nếu dùng ~そうですthì câu được trích dẫn luôn phải ở thể thông thường.
3. な-adj ~だ →~な ようです
~ようです dùng để biểu thị suy đoán chủ quan của người nói dựa trên việc suy nghĩ và tổng hợp những thông tin mà người đó có được thông qua các giác quan của mình ( nghe thấy, nhìn thấy, đọc thấy, sờ thấy,..).
Câu kết thúc bằng ~ようですđôi lúc thường đi kèm với từ どうもnhằm hàm ý rằng người nói có thể không chắc chắn điều mình đang nói có phải là thật không.
例1:
A: 人が 大勢 集まって いますね。
Nhiều người tụ tập thế nhỉ.
B: 事故の ようですね。パトカーと 救急車が 来ていますよ。
Tai nạn giao thông hay sao ấy nhỉ. Xe cấp cứu và xe cảnh sát đang tới kìa.
例2:
せきも 出るし、頭も 痛い。どうも かぜを ひいたようだ。
Tôi vừa bị ho lại vừa đau đầu. Tôi bị cảm rồi hay sao ấy.
例3:
A: 私の 背中に 何か ついているようですけど、ちょっと 見て下さい。
Sau lưng tôi có dính cái gì thì phải, anh xem hộ tội với.
B: あ、木の 葉が ついていましたよ。
À, lá cây dính vào ấy mà.
例4:
ハイさんは すしを 食べませんね。嫌いなようです。
Anh Hải không ăn Sushi nhỉ. Hình như anh ấy ghét ăn sushi hay sao ấy.
4. So sánh
Để dễ phân biệt, ta thống nhất gọi:
- Mẫu ~そうです dùng để diễn tả phỏng đoán của bạn dựa trên hiện tượng mà mình tận mắt chứng kiến mà ta đã học ở bài 43 là ~そうです(TRẠNG THÁI)
- Mẫu “ Thể thông thường + そうです” dùng để truyền đạt nguyên văn một thông tin mình nghe được từ một nguồn nào đó mà ta học trong bài hôm nay là ~そうです(TRUYỀN ĐẠT)
-
a. So sánh ~そうです(TRẠNG THÁI)và ~ようです:
+) ~そうです (TRẠNG THÁI) chỉ được dùng khi người nói tận mắt chứng kiến một sự vật, hiện tượng nào đó và sau đó nói ra hình dung của mình mà không cần phải suy nghĩ, tổng hợp gì. Do hình dung ấy đưa ra dựa trên việc người nói tận mắt chứng kiến, nên thật ra nó thiên về việc miêu tả trạng thái của sự vật, hiện tượng hơn. Vì thế, khi người nói không tận mắt chứng kiến sự vật, hiện tượng thì không dùng mẫu này.
+) ~ようですdùng khi người nói đưa ra một phỏng đoán dựa trên các thông tin có được từ các giác quan của mình ( cảm thấy, sờ thấy, nghe thấy, nhìn thấy,..) và sau đó phải dùng những kinh nghiệm sẵn có, những trải nghiệm của bản thân,.., vận dụng đầu óc để tổng hợp các thông tin đó. Trong những trường hợp mà người nói chỉ nhìn bằng mắt thường, không dùng đầu óc để suy nghĩ, tổng hợp thông tin thì không dùng ~ようです.
+) Một điểm khác nhau rõ rệt mà các bạn có thể nhận thấy là ~ようです có thể dùng với các động từ ở dạng Vている、Vた nhằm diễn tả phỏng đoán của người nói về một sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra, còn~そうです( TRẠNG THÁI) chỉ dùng với các động từ ở thểますnhằm diễn tả phỏng đoán của người nói về một sự việc sắp xảy ra.
例1:
Người nói nhìn thấy trời rất nhiều mây đen, gió thổi mạnh à người nói chỉ nhìn sự việc như thế và đoán luôn rằng trời sắp mưa.
雨が ふりそうです。
Trời như sắp mưa ấy nhỉ
Khi người nói dùng mẫu này, thì người nghe sẽ hiểu rằng theo ý của người nói, sự việc được biểu thị bởi động từ V đứng trước~そうです sắp xảy ra ngay sau đây rồi, có thể chỉ vài phút hoặc cùng lắm là 1,2 tiếng nữa.
例2:
Hôm qua thời tiết vẫn mát mẻ, vậy mà hôm nay thời tiết tự dưng trở nên rất oi bức. Theo kinh nghiệm của người nói, thì thường thường vào mùa này mà thời tiết đột ngột trở nên oi bức như vậy thì thể nào tối hoặc mai là trời sẽ mưa. Vì vậy người nói đoán rằng :
雨が 降るようです。 Hình như trời sẽ mưa. |
Khi người nói dùng mẫu này, người nghe chỉ biết là “ hình như trời sắp mưa”, còn mưa lúc nào thì không biết.
例3:
Giả dụ bây giờ đang là thời điểm tổ chức thi hoa hậu Việt Nam 2008. Có rất nhiều thí sinh tham dự cuộc thi. Hàng ngày trên báo, TV,… đều có phát các tin tức về cuộc thi. Bạn xem báo chí thấy các nhà báo đánh giá rất cao chị A, các cuộc bình chọn trên mạng chị A cũng đều dành được nhiều phiếu, mọi người quanh bạn cũng bàn bạc nhiều và dự đoán chị A sẽ được hoa hậu,….
--> dựa trên tất cả những thông tin trên, bạn suy nghĩ và tổng hợp lại, thấy rằng trong đêm chung kết hoa hậu Việt Nam tuần tới có lẽ chị A sẽ trở thành Miss --> bạn sẽ nói câu :
今度の ベトナムミスコンテストは Aさんが 勝つようです。(O)
Trong cuộc thi hoa hậu Việt Nam lần này, có vẻ như chị A sẽ được.
Do phán đoán này của bạn được đưa ra dựa trên thông tin bạn tổng hợp được từ nhiều nguồn, bạn phải tổng hợp lại, phải suy nghĩ mới đưa ra được phán đoán đó chứ không phải bạn nhìn sự việc một phát là đưa ngay ra được kết luận nên không dùng được câu :
今度の ベトナムミスコンテストは Aさんが 勝ちそうです(X)
例4:
Thầy giáo dẫn các học sinh đi tham quan bằng xe bus. Học sinh A để hành lý lên giá phía trên xe bus. Thầy giáo đi qua chỗ em A thấy hành lý của em đang mấp mé trên giá, nhìn vậy là thầy đoán ngay nó sắp rơi nên bảo
A:荷物が 落ちそうですから、きちんと 乗せてください。(O)
Hành lý sắp rơi đến nơi rồi nên để lại cẩn thận đi.
Trong tình huống trên, vì người nói trực tiếp quan sát, và không phải suy nghĩ, tổng hợp gì trước khi đưa ra phán đoán nên không dùng ~ようですđược:
荷物が 落ちるようですから、きちんと 乗せてください。(X)
例5:
外は 寒そうです。
Hình như bên ngoài trời lạnh.
例6:
今 日本は 寒いようです。
Bây giờ ở Nhật hình như trời đang lạnh.
Xét 2 VD trên. Khi người nói nói câu VD5, người nghe có thể hình dung là người nói đang ngồi bên trong nhà và nhìn ra cửa sổ, thấy ngoài đường gió thổi mạnh --> người nói kết luận là trời lạnh.
Còn ở VD6, người nói đang không ở Nhật, không trực tiếp quan sát được sự việc, nhưng có thể người nói xem ảnh bạn mình chụp ở Nhật vẫn thấy bạn mặc áo len à người nói suy đoán rằng như vậy thì chắc trời phải lạnh thì bạn mình mới mặc áo len chứ à phỏng đoán rằng ở Nhật đang lạnh.
b. So sánh ~そうです(TRUYỀN ĐẠT)và ~ようです:
+) ~そうです(TRUYỀN ĐẠT)dùng để truyền đạt lại y nguyên thông tin mà người nói có được từ một nguồn nào đó. Người nói không thêm vào đó bất kì suy nghĩ cá nhân nào của mình cả.
+) ~ようです dung để biểu đạt các phán đoán của người nói sau khi người này đã suy nghĩ, tổng hợp các thông tin mà mình có được.
例7:
Aさんが 社長に なるようです。
Có vẻ như anh A sẽ trở thành giám đốc
例8:
Aさんが 社長に なるそうです。
Nghe nói anh A sẽ trở thành giám đốc.
Xét 2 VD trên đây. Ở VD8, người nói chỉ đơn thuần truyền đạt lại y nguyên thông tin mà người nói có được từ ai đó ( VD như một ai đó trong ban giám đốc công ty,..) và không thêm vào đó bất cứ suy nghĩ cá nhân nào của mình.
Còn ở VD7, khi nghe câu này, người nghe sẽ hiểu rằng người nói đang dựa trên tình hình chung của công ty đó, ví dụ như : anh A hiện giờ là phó giám đốc và rất được giám đốc cũ tín nhiệm, các nhân viên trong công ty cũng rất yêu quý anh A, anh A lại rất giỏi,…. à dựa trên tình hình đó, người nói suy nghĩ rằng rất có thể anh A sẽ trở thành giám đốc.
c. So sánh ~ようです và ~はずです:
+) ~ようです là những phán đoán của người nói dựa trên việc tổng hợp thông tin có được.
+) ~はずです không biểu thị các phán đoán mang tính cá nhân của người nói, mà biểu thị một sự suy luận logic: từ những căn cứ đã có thì hiển nhiên, theo lẽ thông thường phải dẫn đến kết quả tiếp theo sau.
例9:
ハイさんは 3時に 家を でたそうですから、ここには 4時前に 着くはずなのに、まだ ついていませんね。
Thấy bảo anh Hải đã ra khỏi nhà lúc 3 giờ nên nhất định là sẽ tới đây trước 4 giờ, thế mà vẫn chưa thấy đâu.
例10:
ハイさんは もうすぐ 着くようです。
Hình như anh Hải sắp đến rồi.
Xét 2 VD trên: Trong VD9, dựa trên căn cứ là anh Hải đã rời khỏi nhà lúc 3 giờ, và từ nhà anh ấy đến đây mất khoảng hơn 40pà theo suy luận logic việc anh Hải sẽ đến đây trước 4 giờ là hiển nhiên.
Ở VD10: người nói chỉ đơn giản là tổng hợp những thông tin mình có được và phán đoán. Ví dụ như người nói gọi điên cho anh Hải thì thấy anh ngắt máy không trả lời à đoán rằng vì anh sắp đến đây rồi nên không nhấc máy.
d. So sánh ~ようです và ~だろう:
+) ~ようです: Phán đoán đưa ra dựa trên việc quan sát thực tế, tổng hợp thông tin. Dùng được với thể quá khứ.
+) ~だろう : Phán đoán đưa ra có thể không dựa trên một căn cứ nào. Người nói khá tin tưởng vào độ chính xác của phán đoán của mình. Không dùng được với thể quá khứ.
例11:
Sáng tỉnh dậy, thấy đường ướt nhẹp nên người nói đoán :
きのう 雨が 降ったようですね。(O)
Hình như hôm qua trời mưa.
例12:
きのう 雨が 降っただろう。 (X)
例13:
この 薬を 飲むと 眠くなるようですね。昨日も 今日も、飲んだ後 とても 眠かったですから。
Hình như cứ uống thuốc này vào là buồn ngủ hay sao ấy nhỉ. Bởi vì cả hôm qua lẫn hôm nay, sau khi uống xong là tôi rất buồn ngủ.
例14:
この 薬を 飲むと 眠くなるだろう。
Có lẽ uống thuốc này vào xong thì sẽ buồn ngủ.
Xét 2 ví dụ 13 và 14:
+ Ở VD13, dựa trên việc là 2 hôm liền người nói uống thuốc này vào xong thì thấy rất buồn ngủ nên đưa ra phán đoán rằng thuốc này uống vào thì buồn ngủ.
+ Ở VD14, người nói có thể chỉ thấy rằng thông thường thuốc cảm uống vào thì buồn ngủ nên chắc có lẽ thuốc này cũng vậy. Bản thân người nói khi đưa ra phán đoán này không có thông tin hay căn cứ nào cụ thể.
5. .声・音・におい・味/ がします
例1:
変な 音が しますね。
Có tiếng động lạ đúng không.
例2:
この 牛乳、変なにおいが しますね。ちょっと 古いようです。
Sữa này có mùi lạ nhỉ. Hình như hơi cũ rồi.
Khi một hiện tượng cảm nhận được bằng cảm giác thì ta miêu tả hiện tượng đó bằng cách sử dụng : ~がします
Các hiện tượng thường được miêu tả bằng mẫu này gồm có :
こえが します、においが します、あじが します.
1.
例:きのう神戸(で)地震があったそうです。
1) 交差点( )ひと( )集まっていますね。事故( )ようです。
2) 変な味( )しますね。塩( )砂糖をまちがえようです。
3) 雨が降っているようです。外を歩いている人が傘( )さしています。
4) わたしは彼の意見( )賛成です。
5) 鈴木さんは大阪( )転勤するそうです。
6) 最近新しい医学の論文をアメリカの雑誌( )読みました。
7) 電気が消えていますから、だら( )いないようですね。
2.
例:あしたは雨が(降ります…降る)そうです。
1)きのう九州のホテルで火事が(ありました… )そうです。
2)イーサンは夏休みに国へ(帰りません… )そうです。
3)ミラーさんは会議のことを(知りませんでした… )そうです。
4)ワット先生はきのうは(忙しかったです… )そうです。
5)インドネシアのバリ島はとても(きれいです… )そうです。
6)火事の原因は子供の(花火でした… )そうです。
3.
例:明日の天気はどうですか。(天気予報・曇りです)
…天気予報によると、曇りだそうです。
1) 交通事故は減っているんですか。(警察の発表・増えています)
…いいえ、______________________
2) 男性と女性とどちらが長生きするんですか。(この本・女性のほうが長生きします)
…__________________________
3) きれいな花の写真ですね。(この写真の説明・世界で一番大きい花です)
…__________________________
4.
例:道が込んでいますね。(交通事故です…交通事故の)ようですね。
1) パトかーが止まっていますね。
あのうちに泥棒が(入りました… )ようです。
2)この牛乳、変なにおいがしますね。ちょっと(ふるいです… )ようです。
3)頭が痛いです。どうも(かぜです… )ようです。
4)彼はいつも一人で座っています。友達が(いません… )ようです。
5)クララさんはすしを食べませんね。(嫌いです… )ようです。
5.
例:あの犬は大きくて(怖いです…怖)そうですね。
…ええ、友達に聞いたんですが、ほんとうに(怖いです…怖い)そうですよ。子供をかんだそうです。
1)このワープロは(使いやすいです… )そうですが、使っている人の話によると、使い方が(複雑です… )そうですよ。
2)星がたくさん見えますから、あしたは天気が(いいです… )どうですよ。
3)(遅れます… )そうですよ。タクシーで行きましょう。