Từ vựng ngữ pháp Minna bài 43
1. Từ vựng minna bài 43
STT | Từ Vựng | Kanji | Nghĩa |
1 | ふえます | 増えます | tăng, tăng lên(xuất khẩu) |
2 | へります | 減ります | giảm, giảm xuống(xuất khẩu) |
3 | あがります | 上がります | tăng, tăng lên(giá) |
4 | さがります | 下がります | giảm, giảm xuống(giá) |
5 | きれます | 切れます | đứt |
6 | とれます | tuột | |
7 | おちます | rơi | |
8 | なくなります | mất,hết(xăng) | |
9 | じょうぶ「な」 | 丈夫「な」 | chắc,bền |
10 | へん「な」 | 変「な」 | lạ,kì quặc |
11 | しあわせ | 幸せ | hạnh phúc |
12 | うまい | ngon | |
13 | まずい | dở | |
14 | つまらない | buồn tẻ, không hấp dẫn, không thú vị | |
15 | ガソリン | xăng | |
16 | ひ | 火 | lửa |
17 | だんぼう | 暖房 | thiết bị làm ấm, lò sưởi, máy điều hòa |
18 | れいぼう | 冷房 | thiết bị làm mát, máy điều hòa |
19 | センス | có khiếu, gu | |
20 | いまにも | 今にも | (có vẻ sắp)~đến nơi |
21 | わあ | ôi! | |
22 | かいいん | 会員 | thành viên |
23 | てきとう「な」 | 適当「な」 | thích hợp, vừa phải |
24 | ねんれい | 年齢 | tuổi |
25 | しゅうにゅう | 収入 | thu nhập |
26 | ぴったり | vừa văn,đúng | |
27 | そのうえ | thêm vào đó , hơn thế | |
28 | ~といいます | ~と言います | tên là~/ được gọi là~ |
28 | ばら | hoa hồng | |
30 | ドライブ | lái xe(đi chơi) |
2. V( thểます) Tính từ đuôi い, な
Khi tình hình hiện tại khiến cho người nói phỏng định về một sự việc nào đó, người nói sẽ dùng mẫu này để biểu thị tình hình đó. Các phó từ như : いまにも、もうすぐ、これから、được thêm vào đằng sau để chỉ rõ hơn về thời điểm mà người nói nghĩ rằng sự việc đó sẽ xảy ra:
例1:
Trời đang có rất nhiều mây đen và gió thổi mạnh, người nói nhìn thấy thế liền dự đoán:
今にも 雨が 降りそうです。
Trời như sắp mưa đến nơi.
例2:
Người nói cầm chai dầu gội lên và thấy nhẹ nhẹ, nên đoán là chai dầu đó sắp hết:
シャンプーが なくなりそうです。
Dầu gội đầu sắp hết rồi.
例3:
Bây giờ đã là đầu tháng 4, người nói hình hai hàng cây hoa anh đào đang có rất nhiều nụ chúm chím liền đoán:
もうすぐ 桜が 咲きそうです。
Hoa anh đào hình như sắp nở rồi.
例4:
Mấy hôm nay gió thổi mạnh và buổi tối thường xuyên phải mặc áo khoác ra đường, người nói dự đoán là mấy hôm nữa trời sẽ lạnh lên.
これから 寒く なりそうです。
Có vẻ như trời sắp lạnh lên rồi.
例5:
Bạn anh Narita thấy cúc áo của anh đã bị bung chỉ, sắp tuột xuống liền nhắc:
シャツの ボタンが とれそうですよ。
Cúc áo của bạn sắp tuột rồi kìa.
3. Đặc biệt: いい --> よさそう
Được sử dụng để diễn tả nhận định bằng cách nhìn quan sát bên ngoài sự vật, hiện tượng chứ không phải bằng cách xác nhận trực tiếp.
例1:
ハイさんが 作った料理は おいしそうです。
Món anh Hải nấu trông có vẻ ngon.
例2:
ハイさんが 作った料理は おいしいです。
Món anh Hải nấu ngon.
So sánh 2 ví dụ ở trên. Ở VD1, người nói chưa từng ăn qua món anh Hải nấu, mà chỉ nhìn bằng mắt thường và thấy món ăn đó được trình bày rất ngon mắt, mùi cũng rất thơm nên đoán rằng món ăn đó ngon. Tức là nhận định “ ngon” mà người nói đưa ra chỉ bằng cách quan sát bề ngoài chứ chưa xác nhận trực tiếp( bằng cách ăn thử) nên không thể dùngおいしい như thông thường.
Còn ở VD2, khi dùng おいしい tức là người nói đã từng ăn thử qua món mà anh Hải nấu và thấy nó ngon à đã xác nhận trực tiếp rồi nên lại không thể dùng.おいしそう。
例3:
彼女は 頭が よさそうです。
Cô ấy có vẻ thông minh.
Người nói chỉ quan sát bề ngoài và một vài biểu hiện của cô gái này và thấy toát lên một vẻ gì đó thông minh à đưa ra nhận định trên dựa trên quan sát bên ngoài chứ người nói chưa thực tế kiểm tra sự thông minh của cô ( VD: thấy bài thi luôn được điểm cao,tiếp thu tốt, cách trả lời hay,…)
例4:
この机は 丈夫そうです。
Cái bàn này có vẻ bền.
Người nói nhìn thấy chiếc bàn có vẻ ngoài chắc chắn -> suy đoán rằng nó bền chứ không phải đã thực tế kiểm nghiệm bằng cách dùng nhiều năm và thấy chiếc bàn không bị sứt mẻ, hỏng hóc gì.
Lưu ý 1:
Trong tiếng Nhật, người ta không sử dụng các tính từ miêu tả cảm xúc:うれしい、かなしい、さびしい、… để diễn tả cảm xúc của người khác một cách trực tiếp mà sử dụng ~そう để diễn tả.
例5:
ハイさんは うれしそうです。
Anh Hải có vẻ vui.
ハイさんは うれしいです。(X)
Lưu ý 2:
- Những tính từ miêu tả tính chất của một vật mà chúng ta có thể biết rõ được tính chất đó ngay từ cái nhìn đầu tiên( màu sắc của vật, xấu hay đẹp) thì không sử dụng kèm với ~ ở trên :
あかい --> あかそうだ (X)
うつくしい --> うつくしそうだ (X)
Ngoài ra, trong tiếng Nhật cũng sử dụng cụm かわいそう nhưng không phải với nghĩa : “có vẻ dễ thương” mà với nghĩa là “ đáng thương”
- Cụm (tính từ) ~そう+な có thể sử dụng trước danh từ để bổ nghĩa cho danh từ như một tính từ đuôiな , và cụm (tính từ) ~そう+に có thể đặt trước động từ với tư cách là một trạng từ :
例6:
机に おいしそうなケーキが 並べてあります。
Những chiếc bánh trông ngon lành được xếp ở trên bàn.
例7:
彼は おいしそうに 食べています。
Anh ấy đang ăn một cách ngon lành.
4. V ( thể て ) きます
Trong tiếng Nhật thường có cấu trúc động từ bổ nghĩa dưới dạng:
ĐỘNG TỪ CHÍNH + ĐỘNG TỪ BỔ NGHĨA
Chúng ta đã học một loạt các cấu trúc kiểu này như : Vてみる、Vてくれる、Vている、….Cấu trúc Vてきます cũng là một trong những cấu trúc động từ bổ nghĩa đó.
1) Vてきます có nghĩa là : “đi đâu đó để làm gì rồi quay trở lại
例1:
ちょっと たばこを 買ってきます。
Tôi đi mua thuốc lá một chút ( rồi sẽ về).
VD1: có nghĩa là người nói sẽ:
(1) đi tới chỗ bán thuốc lá,
(2) mua thuốc lá rồi
(3) sẽ quay trở lại địa điểm người nói đang đứng bây giờ( hình vẽ)
So sánh :
ちょっと たばこを 買いに 行きます。
Tôi đi mua thuốc lá một chút.
Nếu chỉ nói như trên thì sẽ chỉ bao hàm hành động (1): đi tới chỗ mua thuốc là và (2) đi mua thuốc lá chứ không có (3) như ở trên.
+ Địa điểm nơi người nói tới và làm việc gì đó được biểu thị bằng trợ từ で .
例2:
スーパーで 牛乳を 買って 来ました。
Tôi vừa đi siêu thị mua sữa ( và đã về)
Tuy vậy, nó cũng có thể được thay thế bởi trợ từ から nếu như một vật nào đó được di chuyển khỏi một địa điểm, và việc di chuyển vật đó là mục đích của hành động của người nói.
例3:
台所から コップを 取ってきます。
Tôi sẽ đi lấy cốc từ bếp( rồi sẽ quay lại).
2) N( địa điểm) へ行ってきます。
Thể てcủa động từ いきますđược đặt trướcきます với ý nghĩa: “đi tới một chỗ nào đó rồi sẽ về” . Mẫu này được sử dụng khi người nói không muốn đề cập đến hành động mà họ sẽ làm ở địa điểm N.
例1:
郵便局へ 行ってきます。
Tôi đi tới bưu điện ( rồi sẽ về).
例2:
韓国へ 行ってきました。
Tôi đã đi Hàn Quốc về.
3) 出かけて 来ます:
Thể て của 出かけますđược đặt trước きます với nghĩa là : “ đi ra ngoài rồi sẽ quay lại”. Nó được sử dụng khi bạn không muốn đề cập tới địa điểm bạn sẽ tới cũng như hành động bạn sẽ làm ở địa điểm đó.
例1:
ちょっと 出かけてきます。
Tôi đi ra ngoài một chút ( rồi về).
1.
辛いです、幸せです、 |
例:この本はつまらなそうですから、買いません。
1) あの女の子は足を踏まれて、_____そうですね。
2) 渡辺さんは_____そうです。コーヒー飲みながら新聞を読んでいます。
3) この人形はお土産にちょうど_____です。
4) あしたの試験______そうですから、今晩勉強しなければなりません。
5) 駅の前にできたスーパーは大きくて、買い物に______そうですね。
6) このカレーは_____そうですが、実はそんなに辛いくないんです。
7) この指輪はとてもきれいですが、____そうですね。値段を聞いてみましょうか。
8) あの二人は先月結婚したんです。とても______そうですね。
9) 鈴木さん、気分が_____そうですね。疲れたんですか。
10) その荷物は_____そうですね。手伝いましょうか。
2.
減ります、壊れます、とれます、切れます, |
例:醤油がなくなりそうですから、買っておきましょう。
1) 網棚の荷物が______そうですね。危ないですね。
2) 約束の時間に______そうですから、少し急ぎましょう。
3) 今年は海外旅行をする人が_____そうです。
4) このいすは_____そうですから、座らないでください。
5) 靴のひもが_______そうですから、新しいのを買わなければなりません。
6) この仕事は簡単ですから、すぐ______そうです。
7) 今にも雨が______そうですから、テニスはできませんね。
8) あ、ボタンが______そうですよ。
9) おなかがすいていますから、このお弁当、全部_______そうです。
10) 新しい製品ができましたね。______そうですか。
3.
例1:そのりんご、赤くて、大きくて、おいしそうですね。
…ええ、とてもおいしいですよ。田舎の母が送ってくれたんです。
例2:いい論文が書けそうですか。
…ええ、書けると思いますよ。いい資料をたくさん集めましたから。
1) そのコートは_______そうですね。。
…ええ、とても暖かいですよ。フランスのです。
2) 駅までどのくらいかかりますか。
…道が込んでいますから、30分ぐらい_______そうですね。
3) もうすぐ桜が________そうですね。
…ええ、来週の始めには咲くでしょう。今年が暖かいですから。
4) その漫画、________そうですね。
…ええ、とても面白いですよ。貸しましょうか。
5) 雨は_______そうですね。
…そうですね。もうすぐやむでしょう。空が明るくなりましたから。
4.
例:ちょっと待っていてください。道を聞いてきますから。
1) たばこがなくなったので、_______________
2) 部屋の冷房を消すのを忘れたので、___________
3) かぎを掛けたかどうか、________________
4) 旅行にいったら、お土産を___________くださいね。
5) ちょっとポストまで行って、この手紙を_________
6) ちょっとうちに電話を_________。きょうは残業しますから。
5.
います、あります、おきます、みます、きます、しまいます |
例1:空港へ友達を迎えに行って来ます。
1) カレンダーに約束の時間が書いて________
2) ラッシュでしたから、電車がとても込んで_______
3) 電車に忘れ物をして_________
4) 会議のまえに、資料を見て________ください。
5) すみません。この靴をはいて_______もいいですか。
6) いい天気なので、ちょっと公園を散歩して_______