Từ vựng ngữ pháp Minna bài 30
1. Từ vựng Minna bài 30
STT | Từ Vựng | Kanji | Nghĩa |
1 | はります | dán | |
2 | かけます | 掛けます | treo |
3 | かざります | 飾ります | trang trí |
4 | ならべます | 並べます | xếp thành hàng |
5 | うえます | 植えます | trồng (cây) |
6 | もどします | 戻します | đưa về, trả về |
7 | まとめます | nhóm lại, tóm tắt | |
8 | かたづけます | 方づけます | dọn dẹp, sắp xếp |
9 | しまいます | cất vào, để vào | |
10 | きめます | 決めます | quyết định |
11 | しらせます | 知らせます | thông báo |
12 | そうだんします | 祖横断します | thảo luận, trao đổi , bàn bạc |
13 | よしゅうします | 予習します | chuẩn bị bài mới |
14 | ふくしゅうします | 復習します | ôn bài cũ |
15 | そのままにします | để nguyên như thế | |
16 | おこさん | お子さん | con (dùng đối với người khác) |
17 | じゅぎょう | 授業 | giờ học |
18 | こうぎ | 講義 | bài giảng |
19 | ミーテイング | cuộc họp | |
20 | よてい | 予定 | kế hoạch, dự định |
21 | おしらせ | お知らせ | bản thông báo |
22 | あんないしょ | 案内書 | tài liệu hướng dẫn |
23 | カレンダー | lịch , tờ lịch | |
24 | ポスター | tờ quảng cáo, tờ áp phích | |
25 | ごみばこ | ごみ箱 | thùng rác |
26 | にんぎょう | 人形 | con búp bê, con rối |
27 | かびん | 花瓶 | lọ hoa |
28 | かがみ | 鏡 | cái gương |
29 | ひきだし | 引き出し | ngăn kéo |
30 | げんかん | 玄関 | cửa vào |
31 | ろうか | 廊下 | hành lang |
32 | かべ | 壁 | bức tường |
33 | いけ | 池 | cái ao |
34 | こうばん | 交番 | trạm cảnh sát |
35 | もとのところ | 元の 所 | địa điểm ban đầu |
36 | まわり | 周り | xung quanh |
37 | まんなか | 真ん中 | giữa, trung tâm |
38 | すみ | góc | |
39 | まだ | chưa | |
40 | ―ほど | chừng— | |
41 | よていひょう | 予定表 | thời khóa biểu |
42 | ごくろうさま | anh, chị đã làm việc vất vả/cảm ơn anh, chị | |
43 | きぼう | 希望 | hi vọng, nguyện vọng |
44 | なにかごきぼうがありますか | 何かご希望がありますか | anh/chị có nguyện vọng gì không? |
45 | ミュージカル | ca kịch | |
46 | それはいいですな | Hay quá nhỉ | |
47 | まるい | 丸い | tròn |
48 | つき | 月 | mặt trăng |
49 | ちきゅう | 地球 | trái đất |
50 | うれしい | vui | |
51 | いや(な) | chán, ghét, không chấp nhận được | |
52 | すると | sau đó, tiếp đó | |
53 | めがさめます | 目が覚めます | tỉnh giấc, mở mắt |
2. V (他動詞)てあります:
Mẫu này dùng để diễn tả một trạng thái là sự tiếp diễn của kết quả của một hành động do con người cố ý sắp đặt vì một mục đích nào đó. Động từ được sử dụng trong mẫu này là các tha động từ(他動詞).
1) N1に N2が Vてあります:
例1: ハイさんの 本には、みんな ハイさんの 名前が 書いてあります。 Trên tất cả các quyển sách của anh Hải đều ghi tên của anh ấy. 例2: 壁に 私が 好きな歌手の 写真が 貼ってあります。 Trên tường có dán ảnh ca sĩ mà tôi yêu thích. - Ví dụ 1 ở trên cho thấy, anh Hải (hoặc cũng có thể là một ai đó) đã ghi tên anh Hải lên trên những cuốn sách ( với mục đích để phân biệt sách của anh Hải với sách của người khác nhằm tránh nhầm lẫn,…) và kết quả của hành động đó là tên của anh Hải hiện giờ được ghi trên tất cả các cuốn sách đó. - Ví dụ 2 : Vì thích ca sĩ A nào đó nên tôi đã dán ảnh ca sĩ ấy lên tường để trang trí và kết quả của hành đó là bức ảnh của ca sĩ A mà tôi yêu thích đó hiện giờ đang được dán ở trên tường. |
- Trong trường hợp miêu tả một trạng thái nhìn thấy trước mắt như trên, Vてありますthường được dùng trong câu dưới dạng [ NがVてあります ]
Lưu ý : Phân biệt Vてあります và Vています:
- Ở bài trước, ta đã học mẫu Vています ( V thường là các tự động từ) cũng để diễn tả một trạng thái là sự tiếp diễn của kết quả của hành động được biểu thị bởi động từ V. Xét 2 ví dụ:
+ Trong 2 ví dụ trên, trạng thái trước mắt người nói đều giống nhau, đó là : “ Cái cửa đang mở”. Tuy nhiên, trong ví dụ 3, khi sử dụng mẫu Vていますthì người nói đơn thuần chỉ là truyền tải, diễn tả trạng thái mà mình nhìn thấy trước mắt cho người nghe biết. Còn trong ví dụ 4, khi sử dụng mẫu Vてあります thì ngoài việc miêu tả trạng thái mà mình nhìn thấy trước mắt ( là cái cửa đang mở), người nói còn hàm ý rằng, cái cửa đó được ai đó mở ra nhằm một mục đích cụ thể là để cho con mèo có thể chui vào nhà.
+ Về mặt ngữ pháp, động từ được sử dụng trong Vてあります luôn là tha động từ, còn động từ được sử dụng trong mẫu Vています ( học trong bài 29) hầu hết là tự động từ.
2) N2は N1に Vてあります:
- Mẫu này được dùng khi người nói muốn đưa N2 trong mẫu câu 1) lên làm chủ đề.
例3: カレンダーに 今月の 予定が 書いてあります。 Trên lịch có ghi những dự định của tháng này. 例4: 私が 好きな歌手の 写真は 壁に 貼ってあります。 Ảnh của ca sĩ mà tôi thích thì được dán ở trên tường. |
- Vてあります được sử dụng để diễn tả trạng thái là kết quả của một hành động mà ai đó đã cố ý sắp đặt vì một mục đích nào đó. Vì thế, nó cũng được dùng để diễn tả một sự chuẩn bị nào đó đã được thực hiện. Khi đó, Vてあります được dùng trong câu dưới dạng [ NをVてあります].
例5: 31課を 勉強する前に ( Trước khi học bài 31) 私は もう31課の 言葉の 意味を 調べてあります。 Tôi đã tra trước nghĩa của từ vựng bài 31. 例6: ホテルは もう 予約して あります。 Khách sạn thì tôi đã đặt rồi. Trong ví dụ 7 ở trên, do N được đưa lên làm chủ đề của câu nên được biểu thị bởi trợ từ は. |
3. V (他動詞) ておきます
Động từ được sử dụng trong mẫu này là các tha động từ.
Mẫu này được dùng với 2 ý nghĩa sau :
1) Biểu thị việc thực hiện một hành vi nhẳm chuẩn bị cho một mục đích nào đó.
例1: A:山田君、紙が ないから、買っておいてください。 Yamada, hết giấy rồi nên cậu mua sẵn đi nhé.( mua giấy để chuẩn bị trước khi nào cần dùng là sẽ có giấy luôn) B:はい、わかりました。 Vâng ạ. 例2: 次の 会議までに この 資料を 読んで おいてください。 Hãy đọc tài liệu này trước buổi họp lần tới. ( để chuẩn bị cho buổi họp) 例3: 旅行の 前に 切符を 買っておきます。 Tôi sẽ mua sẵn vé trước khi đi du lịch. ( Để đề phòng hết vé,..) 例4: はさみを 使ったら、 元の 所に 戻して おいて ください。 Dùng kéo xong thì cất lại chỗ cũ nhé. ( Để lần sau dùng không phải đi tìm) |
2) Giữ nguyên trạng thái nào đó như nó vốn có:
例5: A:窓を 閉めましょうか。 Tôi đóng cửa sổ nhé. B:いいえ、開けておいてください。 まだ、この 部屋を 使いますから。 Không, cứ để mở thế. Vì tôi vẫn còn dùng phòng này mà. 例6: A : 机を 片づけましょうか。 Tôi dọn bàn nhé. B : いいえ、そのままに して おいてください。 Không, cứ để nguyên đấy. |
Lưu ý: Trong hội thoại hàng ngày, ~ておきます thường được phát âm thành ~ときます:
例7: そこに 置いといて ください。 Hãy đặt nó ở đó. |
3) Các điểm khác nhau của Vておきます và Vてあります:
*) Về mặt ý nghĩa :
- Vておきます: Biểu thị việc thực hiện trước hành động V vì một mục đích nào đó.
- Vてあります: Biểu thị kết quả còn tồn tại đến thời điểm nói do việc thực hiện hành động V nhằm một mục đích nào đó gây ra ( tức là V đã được thực hiện rồi).
=> Vておきます biểu thị hành động, còn Vてあります biểu thị trạng thái.
例8: 週末までに この本を 読んでおきます。(O) Tôi sẽ đọc trước quyển sách này trước cuối tuần. 週末までに この本を 読んであります。(X) Trong trường hợp trên, hành động V (読みます) chưa được thực hiện nên không thể dùng 読んであります được. |
*) Về mặt ngữ pháp :
- Do Vておきます biểu thị hành động, nênおきます có thể được chia ở thì quá khứ ( Vておきます) hay không quá khứ (Vておきました)tùy thuộc vào việc hành động đó đã được thực hiện hay chưa. Nó cũng có thể được chưa ở các thể mệnh lệnh(Vておいてください),... như các động từ bình thường khác.
- Còn Vてありますlà biểu thị trạng thái, nên nó không được chia ở các dạng thức mệnh lệnh hay ý chí(Vてありましょう、..). Thêm vào đó, bản thân Vてあります đã thể hiện trạng thái là kết quả của một hành động V còn tồn tại đến thời điểm nói, cho nên nó luôn ở dạng Vてあります chứ không bao giờ được chia ở dạng quá khứ(Vてありました).
例9: 週末までに この本を 読んでおいてください。(O) Hãy đọc trước quyển sách này trước cuối tuần. 週末までに この本を 読んであってください。(X) 例10: 会議の 前に、資料を 準備しておきました。(O) Tôi đã chuẩn bị sẵn tài liệu trước buổi họp. 会議の 前に、資料を 準備してありました。(X) 会議の 前に、資料を 準備してあります。 (O) Tài liệu đã được chuẩn bị sẵn trước buổi họp. |
*) Về góc nhìn của người nói :
Xét ví dụ sau :
例1:明日 試験ですから、たくさん 勉強を しておきました。
例2:明日 試験ですから、たくさん 勉強を してあります。
Cả 2 câu trên đều thể hiện việc người nói đã thực hiện hành động 勉強をします nhằm mục đích chuẩn bị cho kì thi.
Tuy nhiên ở VD1, thì điểm nhìn của người nói tập trung vào việc mình đã thực hiện hành động 勉強をします.
Còn ở VD2, thì điểm nhìn của người nói lại tập trung vào kết quả của hành động đã được thực hiện đó ( là bây giờ tôi đã thuộc bài).
4. まだ V( thể khẳng định) : Vẫn V
まだ trong 2 ví dụ trên có nghĩa là “ vẫn” và dùng để chỉ việc một hành động hoặc 1 trạng thái đang tiếp diễn.
例1: まだ 雨が 降っています。 Trời vẫn đang mưa. 例2: A : 道具を 片づけましょうか。 Tôi dọn dẹp các dụng cụ nhé? B : まだ 使って いますから、そのままに して おいてください。 Cứ để nguyên thế đi, vì tôi vẫn đang dùng chúng. |
5. それは~
例1: A:来月から 大阪の 本社に 転勤なんです。 Từ tháng sau tôi sẽ chuyển tới làm việc ở trụ sở chính tại Osaka. B:それは おめでとう ございます。 Thế thì chúc mừng anh nhé. 例2: A:時々 頭や 胃が 痛くなるんです。 Thỉnh thoảng tôi bị đau đầu và đau bụng. B:それは いけませんね。 Thế thì khổ nhỉ. 例3: A:ブロードウェイで ミュージカルを 見たいと 思うんですが... Tôi muốn xem nhạch kịch ở Broadway. B:それは いいですね。 Nghe hay nhỉ. それđược dùng trong các ví dụ trên để chỉ sự việc, tình trạng đã được nhắc tới ở trước đó. |
1.
例:キャッシュカード(は)財布(に)入っています。
1) 授業( )まえに、予習しておきます。
2) 授業( )終わったら、復習しておいてください。
3) 予定表( )来月の予定( )書いておきます。
4) 池( )周り( )桜の木( )植えてあります。
5) 廊下( )壁( )お知らせ( )はっておきました。
6) ミラーさんから来た手紙( )どこですか。
…机( )引き出し( )しまってあります。
2.
例:旅行の切符はもう買いましたか。…はい、もう買ってあります。
1) ミーティングの場所と時間はもうみんなに知らせましたか。
…はい、もう________________________
2) お子さんの名前はもう決めましたか。
…はい。もう________________________
3) 引越しの荷物はもう___________________
…はい、もうまとめてあります。
4) 教室はもう_________________________
…はい、もう片づけてあります。
3.
例:友達が来るまえに、部屋を掃除しておきます。
1) おした登る山は初めてですから、地図をよく_____おきます。
2) あさっての夜IMCの部長と食事しますから、レストランを_______おきます。
3) 飲み物はパーティーの時間まで冷蔵庫に_____おきます。
4) コップが汚れていますから、_____おきます。
5.
例:部屋はあとでわたしが片づけますから、そのままにしておいてください。
1) はぁみやセロテープを使ったら、元の所に_____おいてください。
2) 使わない部屋の電気は_____おいてください。
3) クーラーがついていますから、窓は_____おきましょう。
4) アメリカへ出張するまえに、どんな準備を____おいたらいいですか。
6.
います、あいります、おきます |
例:テープルの上にケーキの箱が置いてありますから、冷蔵庫に入れておいてください。
1) ごみの日はあしたなんですか、今晩出して____もいいですか。
2) この手紙、切手がはって____から、はってから、出してください。
3) あそこに来週の予定が書いて_____から、見て_____ください。
4) 試験までにこの本を読んで_____なければなりません。
5) 新幹線の時間を調べて____ましょうか。…ええ、お願いします。
6) あそこに止まって____車、だれか乗って____か。
…いいえ、だれも乗って_____