Từ vựng ngữ pháp Minna bài 37
Mục lục
- 1. Từ vựng Minna bài 37
- 2. Động từ ở dạng bị động
- 3. N1 (người thứ 1) は N2 (người thứ 2) に V (động từ ở dạng bị động)
- 4. N1 (người thứ 1) は N2 (người thứ 2) に N3 (thuộc sở hữu hoặc là 1 bộ phận của N1) を V (dạng bị động)
- 5. N (Vật) が / は V(thể bị động)
- 6. N1 は N2 (người) によって V (dạng bị động)
- 7. N から / Nで つくります
1. Từ vựng Minna bài 37
STT | Từ Vựng | Kanji | Nghĩa |
1 | ほめます | 褒めます | khen |
2 | しかります | mắng | |
3 | さそいます | 誘います | mời, rủ rê |
4 | おこします | 起こします | đánh thức |
5 | しょうたいします | 招待します | mời |
6 | たのみます | 頼みます | nhờ |
7 | ちゅういします | 注意します。 | chú ý, nhắc nhở |
8 | とります | ăn trộm , lấy cắp | |
9 | ふみます | 踏みます | giẫm , giẫm lên |
10 | こわします | 壊します | phá, làm hỏng |
11 | よごします | 汚します | làm bẩn |
12 | おこないます | 行います | thực hiện, tiến hành |
13 | ゆしゅつします | 輸出します | xuất khẩu |
14 | ゆにゅうします | 輸入します | nhập khẩu |
15 | ほんやくします | 翻訳します | dịch (sách, tài liệu) |
16 | はつめいします | 発明します | phát minh |
17 | はっけんします | 発見します | phát kiến, tìm ra |
18 | せっけいします | 設計します | thiết kế |
19 | こめ | 米 | gạo |
20 | むぎ | 麦 | lúa mạch |
21 | せきゆ | 石油 | dầu mỏ |
22 | げんりょう | 原料 | nguyên liệu |
23 | デート | cuộc hẹn hò | |
24 | どろぼう | 泥棒 | kẻ trộm |
25 | けいかん | 警官 | cảnh sát |
26 | けんちくか | 建築家 | kiến trúc sư |
27 | かがくしゃ | 科学者 | nhà khoa học |
28 | まんが | 漫画 | truyện tranh |
29 | せかいじゅう | 世界中 | khắp thế giới, toàn thế giới |
30 | ―じゅう | ー中 | khắp– |
31 | ―によって | do– | |
32 | よかったですね | may nhỉ | |
33 | うめたてます | 埋め立てます | lấp |
34 | ぎじゅつ | 技術 | kỹ thuật |
35 | とち | 土地 | đất, diện tích đất |
36 | そうおん | 騒音 | tiếng ồn |
37 | りようします | 利用します | sử dụng |
38 | アクセス | nối, giao thông đi đến | |
39 | ドミニカ | Dominica(tên một quốc gia ở Trung Mỹ) | |
40 | ーせいき | ー世紀 | thế kỉ- |
41 | ごうか(な) | 豪華(な) | hào hoa,sang trọng |
42 | ちょうこく | 彫刻 | điêu khắc |
43 | ねむります | 眠ります | ngủ |
44 | ほります | 彫ります | khắc |
45 | なかま | 仲間 | bạn bè,đồng nghiệp |
46 | そのあと | sau đó | |
47 | いっしょうけんめい | 一生懸命 | cố gắng hết sức |
48 | ねずみ | chuột | |
49 | いっぴきもいません | 一匹もいません | không có con nào cả |
2. Động từ ở dạng bị động
*) Cách tạo động từ ở dạng bị động:
- Nhóm I: Những động từ trong nhóm này luôn có âm cuối ở phần thể ます là những âm thuộc hàng い. Để tạo dạng bị động của động từ, ta thay âm cuối ở phần thể ます thành âm tương ứng ở hàng あ rồi thêm れ vào sau đó.
かき・ます → かかれ・ます
とり・ます → とられ・ ます
ふみ・ます → ふまれ・ます
いい・ます → いわれ・ます
よび・ます → よばれ・ます
まち・ます → またれ・ます
- Nhóm II: Để tạo dạng bị động của động từ nhóm II, ta thêmられ vào sau phần thể ますcủa động từ.
ほめ ・ます → ほめられ ・ます
しらべ・ます → しらべられ・ます
み ・ます → みられ ・ます
- Nhóm III:
きます → こられます
します → されます
N + します → N+されます
Lưu ý: Cũng giống như thể khả năng, tất cả các động từ sau khi chuyển sang dạng bị động đều thuộc nhóm II, và biến đổi sang các thể từ điển, thể ない, thểて、 thểた,… theo các quy tắc của nhóm này:
例:かかれ・ます → かかれ・る → かかれ・ない → かかれ・た
3. N1 (người thứ 1) は N2 (người thứ 2) に V (động từ ở dạng bị động)
- Khi hành động của một người (người thứ 2 - người thực hiện hành động V) tác động tới một người khác (người thứ 1- người chịu tác động của V) thì người người thứ 1 có thể diễn tả hành động đó từ phía của mình bằng cách sử dụng mẫu câu này.
- Trong trường hợp đó, người thứ 1 (người chịu tác động của hành động- N1) sẽ trở thành chủ đề của câu, còn người thứ 2 (người chịu tác động của hành động- N2) sẽ được biểu thị bằng trợ từ に và động từ V được chuyển sang dạng bị động.
例1: 先生 は 私を 叱りました。 N1 N2 V (Thầy giáo đã mắng tôi) 私 は 先生 に 叱られました。 N1 N2 V (ở dạng bị động) (Tôi đã bị thầy giáo mắng) |
Trong VD1 ở trên, cùng là 1 sự việc: Thầy giáo mắng tôi. Nhưng câu trên đưa người thực hiện hành động (thầy giáo) lên làm chủ đề, đứng từ phía đó để miêu tả thực tế, còn câu dưới thì đưa người chịu tác động của hành động (tôi) lên làm chủ đề và đứng từ phía tôi để miêu tả sự việc.
例2: 母 は 私 に 買い物 を 頼みました。 N1 N2 V (Mẹ nhờ tôi mua đồ) 私 は 母 に 買い物 を 頼まれました。 N1 N2 V (dạng bị động) (Mẹ nhờ tôi mua đồ) |
- Đôi lúc N2 có thể là một từ chỉ con vật hay vật có thể chuyển động nào đó( xe máy, xe đạp,…) thay vì người thứ 2.
例3: 私 は 犬に かまれました。 Tôi bị chó cắn. |
4. N1 (người thứ 1) は N2 (người thứ 2) に N3 (thuộc sở hữu hoặc là 1 bộ phận của N1) を V (dạng bị động)
- Khi hành động của 1 người( người thứ 2-N1) tác động trực tiếp tới một đối tượng thuộc sở hữu hoặc là 1 bộ phận của người khác(người thứ 1 - N1) và gây ra cho người đó một sự phiền phức hay khó chịu nào đó thì người đó ( người thứ 1 - N1) sẽ sử dụng mẫu này để nói lên cảm giác của mình.
例1: 弟 が 私 の パソコン を 壊しました。
Em trai tôi làm hỏng máy tính (của tôi). 私 は 弟 に パソコン を 壊されました。 N1 N2 N3 V( dạng bị động) Tôi bị em trai tôi làm hỏng máy tính. |
- Trong mẫu này, người thứ 1(tôi) sử dụng mẫu này để nói lên sự khó chịu, bực bội của mình khi bị người thứ 2( em trai tôi) phá hỏng N3 ( chiếc máy tính thuộc sở hữu của tôi).
- Cũng tương tự như mẫu thứ 2, đôi lúc N2 có thể là một từ chỉ con vật hay vật có thể chuyển động nào đó( xe máy, xe đạp...) thay vì người thứ 2.
例2: 私 は 犬 に 手 を かまれました。 N1 N2 N3 V( dạng bị động) Tôi bị con chó cắn vào tay. |
* Lưu ý:
- Trong mẫu này, chủ đề của câu không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp của hành động (N3) mà là người thứ 1 (N1) - người mà cảm thấy khó chịu hay bực bội do những hành động của người thứ 2 gây tác động xấu tới đối tượng là vật sở hữu hay là 1 bộ phận thuộc N1 ( tức là N3). Vì thế, ta không nói:
例3: わたしの パソコンは 弟に 壊されました。(X) không dùng Máy tính của tôi bị em trai tôi làm hỏng. |
- Bởi vì chủ đề ở đây không phải là cái máy tính của tôi, mà là TÔI, vì thế ta phải dùng mẫu như ở VD1 trong tình huống này:
わたしは 弟に パソコンを 壊されました。(O)
Tôi bị em trai tôi làm hỏng máy tính
- Vì mẫu này dùng để diễn tả cảm giác khó chịu, bực bội của người thứ 1 do những hành động của người thứ 2 gây ra, cho nên nó sẽ không được sử dụng khi người thứ 1 cảm thấy vui mừng vì những gì người thứ 2 làm cho mình. Trong các trường hợp đó, ta dùng ~ てもらいます như ví dụ dưới đây:
例4: 私は 友達に 自転車を 修理されました(X)=> không dùng Tôi bị bạn tôi sửa cái xe đạp 私は 友達に 自転車を 修理してもらいました(O) Tôi được bạn tôi sửa giúp cái xe đạp. |
5. N (Vật) が / は V(thể bị động)
- Khi không cần đề cập đến người đã thực hiện hành động được biểu thị bởi động từ V mà chỉ muốn đề cập đến đối tượng của hành động đó, bạn có thể đưa đối tượng của động từ đó lên làm chủ đề của câu. Trong trường hợp này, ta sẽ sử dụng động từ ở dạng bị động như sau:
例1: フランスで 昔の 日本の 絵が 発見されました。 Bức tranh cổ của Nhật đã được phát hiện thấy tại Pháp. 例2: 日本の 車は 世界中へ 輸出されています。 Xe hơi của Nhật đang được xuất khẩu đi khắp thế giới. 例3: 会議は 神戸で 開かれました。 Cuộc họp được tổ chức tại Kobe. |
- Trong VD1 ở trên, người nói không quan tâm đến việc bức tranh được phát hiện bởi ai mà chỉ muốn đề cập đến việc “ đã có 1 bức tranh được tìm thấy” nên ta chỉ cần đưa đối tượng của hành động 発見する ( tức 絵- bức tranh) lên làm chủ đề và chuyển động từ 発見するsang dạng bị động.
- Tương tự, trong VD2, người nói không quan tâm đến việc ai thực hiện việc xuất khẩu xe hơi ( mà thực tế là có rất nhiều công ty, nhà sản xuất xuất khẩu xe nên khó có thể nói cụ thể là ai đã thực hiện việc xuất khẩu này), mà chỉ muốn đề cập đến việc “ xe hơi của Nhật được xuất khẩu” nên ta chỉ cần đưa đối tượng của hành động 輸出する ( tức là 車― xe hơi) lên làm chủ đề và chuyển động từ 輸出する sang dạng bị động.
6. N1 は N2 (người) によって V (dạng bị động)
- Khi một vật gì đó( N1) được tạo ra hoặc được khám phá ra thì nó sẽ được miêu tả bằng một động từ ở dạng bị động, còn người khám phá ra hoặc tạo ra nó( N2) sẽ được biểu thị bằng cụm từ によって thay cho に như trong các câu bị động thông thường khác. Các động từ như: かきます、はつめいします、はっけんします,...... thường được sử dụng trong mẫu câu trên.
例1: 「源氏物語」は 紫式部に よって 書かれました。 Truyện Genjimonogatari được viết bởi Murasaki shikibu 例2: 電話は ベルに よって 発明されました。 Điện thoại được phát minh bởi Bell. |
7. N から / Nで つくります
- Khi một vật nào đó được làm từ một nguyên liệu gốc nào đó( phải qua nhiều bước chế biến mới thành và bằng mắt thường không thể thấy được) thì nguyên liệu đó được biểu thị bằng trợ từ から. Còn khi một vật được làm từ một nguyên liệu đặc định nào đó, có thể thấy rõ được bằng mắt thường thì nguyên liệu đó được biểu thị bằng trợ từ で。
例1: ビールは 麦から 造られます。 Bia được làm từ lúa mạch. Bia được làm từ lúa mạch nhưng phải qua nhiều công đoạn chế biến lúa mạch mới có thể nấu thành bia. Hơn thế nữa, nhìn bằng mắt thường không thể nhận biết được nguyên liệu làm bia là gì nên ta sử dụng trợ từ から. 例2: 昔 日本の 家は 木で 造られます。 Ngày xưa, nhà của Nhật được xây bằng gỗ. Ngôi nhà được xây bằng gỗ có thể thấy rõ bằng mắt thường nên ta sử dụng trợ từ で. |
1.
例:捨てます |
捨てられます |
捨てられる |
起こします |
|
|
|
注意されます |
|
|
|
行われる |
呼びます |
|
|
|
決められます |
|
|
|
連れて来られる |
読みます |
|
|
|
見られます |
|
2.
例:2階の窓(から)海(が)見えます。
1. このお寺は江戸時代(に)建てられました。
2. 日本語を英語( )翻訳します。
3. 石油はサウジアラビア( )輸入しています。
4. 私は彼女( )結婚( )申し込もうと思っています。
5. 私はタワポンさん( )結婚式( )招待するつもりです。
6. 私は妹( )傘( )なくされました。
7. この小説は日本の有名な小説家( )書かれました。
8. 昔日本では建物や橋を木( )造っていました。
9. ワインは何( )造られるんですか。
3.
開きます、選びます、発明します、設計します、利用します、 |
例:この絵は200年ぐらいまえに、かかれました。
1. 電話はベルによって__________________
2. 4年に1回オリンピックが_______________
3. 先月新しい首相が___________________
4. あの古いビルはもうすぐ________________
5. 去年できたこの教会は有名な建築家によって_______
4.
例1:先生はテレサちゃんを褒めました。
…テレサちゃんは先生に褒められました。
例2:子供はわたしのパソコンを壊しました。
…わたしは子供にパソコンを壊されました。
1. 渡辺さんはわたしをデートに誘いました。
…___________________
2. 警官は泥棒を連れて行きました。
…___________________
3. カリナさんはわたしに大学院に試験について聞きました。
…___________________
4. 課長は山田さんに資料のコピーを頼みました。
…___________________
5. 子供はわたしの新しいスーツを汚しました。
…___________________
6. 犬は私の足をかみました。
…___________________
5.
例:子供のとき、父によく{しかられました、しかってもらいました}
1. 電車の中で足を{踏まれました、踏んでもらいました}。
2. 山田さんに車で駅まで{送られました、送ってもらいました}。
3. 鈴木さんにカメラを{貸されました、貸してもらいました}
4. 泥棒にお金を{取られました、取ってもらいました}。
5. 早く医者に{診られた、診てもらった}ほうがいいですよ。