Gấp giấy Origami là một loại hình nghệ thuật độc đáo tại Nhật Bản có từ rất lâu đời. Với những mảnh giấy cùng sự khéo léo, bạn có thể tạo ra bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào. Có lẽ bởi thế là Origami từ lâu đã trở thành bộ môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích.
I. LỊCH SỬ GẤP GIẤY ORIGAMI
Lịch sử ra đời của nghệ thuật gấp giấy Origami trải dài hàng thiên niên kỷ và được cho là lâu đời như phát minh ra giấy.
Nghệ thuật gấp giấy Origami đã có từ khoảng thế kỷ thứ 1 hay thứ 2 ở Trung Hoa. Sau đó, bộ môn nghệ thuật này đã lan sang Nhật vào thế kỷ thứ 6 và dần dà trở thành một nghệ thuật độc đáo của xứ Hoa Anh Đào.
Cũng vào thời điểm đó, giấy luôn được coi là một mặt hàng xa xỉ đắt tiền và thường được sử dụng cho mục đích thực tế bởi giới thượng lưu. Bởi vậy mà Origami truyền thống Nhật Bản có thể là để phục vụ lễ nghi, như noshi (triều Muromachi 1392–1573).
Nghệ thuật origami được truyền qua mỗi thế hệ và đến thế kỉ 18, quyển sách viết về Origami với tiêu đề “1000 cách gấp hạc” được xuất bản truyền cảm hứng đến rất nhiều người.
Kể từ đây, Origami được nhiều người biết đến hơn và loài chim Hạc thiêng của nhật bản thực tế là một trong những thiết kế truyền thống nhất trong origami biểu tượng cho bình yên và sự trường thọ.
II. TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT ORIGAMI
Origami là một hình thức “điêu khắc” tinh tế trên giấy và được coi là một như là nghệ thuật “điêu khắc” thủ công tại Nhật. Onigami – nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản không chỉ được coi như là tác phẩm nghệ thuật mà mọi người còn coi đây như là một môn khoa học thực thụ.
Nếu như các môn khoa học khác cần có sự nghiên cứu để đưa ra dẫn chứng và kết quả thì mỗi tác phẩm giấy gấp Origami cũng phải trải qua nhiều bước nghiên cứu để có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh.
Trong quá trình làm, mỗi tác phẩm Origami đều một số phong cách và kỹ thuật khác nhau. Chẳng hạn, khi tác phẩm phản ánh hiện thực nào đó như mô tả hình ảnh của 1 người thì điều này không chỉ cần đến bàn tay khéo léo của người gấp mà các nếp gấp tạo thành cũng phải thật chuẩn và chính xác.
Ngược lại nếu tác phẩm của bạn đơn giản hơn như một chú Hạc, 1 chiếc hộp giấy,… thì các nếp gấp có phần đơn giản hơn và bạn không cần phải dùng đến kỹ thuật lồng ghép (Lồng ghép các mảnh giấy gấp) để tạo nên tác phẩm.
Ngoài kỹ thuật gấp giấy Origami truyền thống, ngày nay Origami còn được phát triển hơn với kỹ thuật gấp ẩm được phát minh bởi Akira Yoshizawa. Cách gấp này cho phép bạn dùng keo hoà tan trong nước rồi phết lên giấy và tạo tạo nên các nếp gấp ẩm từ phần giấy đã bôi keo.
Khi keo khô lại, giúp định hình những đường cong được uốn trước đó một cách tự nhiên và mềm mại nhất. Phần keo khô giúp mô hình cứng hơn, có độ bền cao hơn.
Tìm hiểu thêm những nét văn hoá thú vị của Nhật Bản bằng tiếng Nhật bản địa? Thử bắt đầu với 50 bài Minna ni hongo nhé!
III. GIẢI THÍCH Ý NGHĨA TỪ CÁI TÊN “ORIGAMI”
Nếu bạn đã lỡ yêu thích môn nghệ thuật này thì chắc chắn bạn không thể không biết đến ý nghĩa từ cái tên “Origami”.
Chữ Origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: “ori” là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ 1880; trước đó, người Nhật dùng chữ Orikata.
Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông, thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gập, đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại.
Ngược lại với suy nghĩ của nhiều người, các quy tắc Origami truyền thống của Nhật Bản (bắt đầu từ khoảng triều Edo 1603-1867), lại ít nghiêm ngặt hơn Origami hiện đại: giấy gấp có thể là hình tròn, tam giác, và có thể cắt dán trong quá trình gấp.
IV. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC GẤP CƠ BẢN TRONG NGHỆ THUẬT GẤP GIẤY ORIGAMI
1. Nếp gấp núi & thung lũng trong Origami
Các nếp gấp chính trong origami được biết đến dưới dạng hình núi và hình thung lũng. Với dạng hình núi được tạo bằng cách gấp phần cạnh bên trên xuống để tờ giấy có hình dạng núi.Còn dạng thung lũng thì lật ngược nếp gấp lên.
2. Nếp gấp ngược
Nếp gấp ngược này có 2 dạng là ngấp ngược ra bên ngoài hoặc gấp ngược vào bên trong. Nếp gấp này thường được sử dụng để gấp thành đầu hoặc đuôi của con vật.
Ví dụ khi gấp hạc, phần đầu hạc sẽ có phần nhọn nhô ra để tạo thành mỏ, muốn làm được như vậy bạn cần tạo nếp gấp ngược vào trong.
Hoặc bạn tạo ra 1 cái đuôi cụp xuống, bạn chỉ cần lộn nếp gấp ra bên ngoài là được.
Tuy nhiên thì quan trọng nhất vẫn là từ các nếp gấp ngắn bạn có thể phát triển thành các nếp gấp tiếp theo tuỳ thuộc vào hình dạng bạn muốn tạo ra.
Hình dạng sơ bộ nhất cho người mới học gấp giấy Origami đó là chim, bóng nước,… Từ những hình dạng sơ bộ trên, bạn có thể phát triển ra nhiều hình dạng khác từ hình dạng bóng nước tròn tạo ra hình dạng của mai rùa, một chiếc đĩa,… và nhiều thứ khác nữa.
V. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH GẤP GIẤY ORIGAMI CHO TỪNG MẪU
1. Gấp giấy Origami – cách gấp 1 con hạc
Hạc là loài vật tượng trưng cho hoà bình, bởi thế mà người Nhật nói riêng và mọi người nói chung thường truyền tai nhau rằng: nếu gấp 1000 con hạc tặng cho người bạn yêu miến, mọi điều may mắn, an lành sẽ đến với người đó.
Gấp Hạc Origami có cách gấp khá đơn giản không hề phức tạp, chỉ với những bước đơn giản sau, bạn có thể dễ dàng gấp được những chú Hạc xinh xắn từ 1 mẩu giấy “nhỏ nhưng có võ”. Theo dõi nhé!
2. Gấp giấy Origami – Làm thế nào để gấp 1 chiếc hộp
Hộp masu ban đầu là một hộp gỗ được sử dụng trong thời phong kiến để đong gạo. Về sau loại hộp này trở thành được phát triển lên bằng vật liệu giấy gấp Origami và được sử dụng phổ biến trong các mục đích khác nhau.
Người ta thường sử dụng hộp Masu giấy này để làm hộp đựng bánh, đựng quà trong các sự kiện quan trọng. Chính bởi tính đa dụng đó mà hộp giấy gấp Origami sẽ được gấp giống như một chiếc hộp thực tế với các nét gấp mô phỏng góc cạnh như một chiếc hộp thật.
Cùng học cách gấp hộp giấy Origami theo các bước đơn giản sau nhé!
Lỡ thích rồi thì “nhích” tới học luôn!
Tham gia CỘNG ĐỒNG HỌC TIẾNG NHẬT CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU để nhận tài liệu tự học MIỄN PHÍ!
3. Cách gấp Origami – Hướng dẫn gấp Pikachu cực dễ dàng
Pikachu – nhân vật hoạt hình rất quen thuộc với các bạn trẻ và bạn hoàn toàn có thể tự mình tạo ra “nhân vật tuổi thơ” cho riêng mình chỉ bằng các bước gấp Origami cực đơn giản sau:
Bước 1: Chuẩn bị một mảnh giấy Origami vuông, đặt úp mặt có màu xuống. Bạn có thể sử dụng giấy gấp Origami có màu sắc khác nhau đều được.
Bước 2: Gấp nửa bên trái sang phải, sau đó mở ra.
Bước 3: Gấp nửa dưới lên trên.
Bước 4: Gấp cả hai lớp của góc tam giác trên cùng xuống cạnh dưới. Đảm bảo đầu của các góc thẳng lên với nếp gấp dọc ở giữa.
Bước 5: Gấp hai bên trái và phải lên theo đường chéo về phía trung tâm.
Bước 6: Gấp góc trái và phải vào giữa.
Bước 7: Gấp tai trái theo đường chéo sang bên trái góc chạm mép phần gấp dưới.
Bước 8: Gấp tai phải sang bên phải, góc nửa phần gấp dưới.
Bước 9: Gấp góc nhọn dưới lên trên để làm vuông phần cằm.
Bước 10: Gấp phần má trái phải vào trong. Làm tương tự với phần má bên phải
Bước 11: Cuối cùng hoàn thành chú Pikachu của bạn bằng cách dùng bút sắc màu tô điểm mắt, miệng cho thật sinh động nhé 😀
Thật đơn giản phải không :D, nếu thấy hay hãy lưu bài viết về để thực hành dần bạn nhé ^^
4. Cách gấp giấy Origami – hướng dẫn gấp sư tử
Bạn có nghĩ mình có thể tạo ra 1 “Chúa Sơn lâm” từ giấy Origami không 😀 Không gì là không thể với các bước hướng dẫn sau:
Đơn giản phải không, chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có thể tạo ra tác phẩm nghệ thuật cho riêng mình rồi <3
Vẫn còn rất nhiều mẫu gấp để bạn thử sức.
Click vào “1001 mẫu gấp giấy Origami theo cấp độ” để thỏa sức sáng tạo bạn nhé!
VI. BẠN NÊN SỬ DỤNG LOẠI GIẤY GẤP ORIGAMI NÀO?
Gấp Origami bạn có thể sử dụng nhiều loại giấy khác nhau, tuy nhiên loại giấy thường được sử dụng nhiều nhất sẽ có dạng hình vuông và được tô màu ở 1 mặt hoặc 2 mặt.
Giấy màu 1 mặt thì giúp ích cho người mới học dễ dàng hình dung được các nếp gấp và làm quen với nhiều nếp gấp khác để tạo ra mẫu gấp.
Loại giấy được người Nhật sử dụng nhiều nhất khi gấp Origami là Washi, loại giấy này được làm bằng tay có sự mềm mại, dẻo dai nhất định cực thích hợp để sử dụng làm giấy gấp Origami.
Ngoài giấy Washi còn có một số loại giấy khác mà bạn có thể bắt gặp bao gồm:
Muffogami , giấy có hoa văn rực rỡ; Aizoma , được nhuộm giấy; Shinwazome , giấy có hoa văn; và Unryu , giấy rồng trang trí bằng họa tiết xoáy.
Về kích thước, thông thường nên sử dụng 6’’/ 15cm là kích thước trung bình phổ biến nhất . Bạn cũng có thể chuẩn bị những công cụ khác có thể hữu ích cho tác phẩm nghệ thuật của bạn, chẳng hạn như thước kẻ để giúp giữ nếp nhăn sạch sẽ và sắc nét. Một cuốn sổ cũng có thể hữu ích để ghi chú các nếp gấp,…
VII. NÊN MUA GIẤY GẤP ORIGAMI Ở ĐÂU?
Hiện nay việc mua giấy gấp Origami không hề khó khăn, bạn có thể ra các cửa hàng văn phòng phẩm, đồ lưu niệm hay hiệu sách đều có thể tìm mua được.
Nếu bạn không thể đến mua trực tiếp thì có thể tham khảo một vài chỗ mua sau:
Mua giấy gấp Origami tại Shopee
Nghệ thuật gấp giấy Origami là nghê thuật đòi hỏi người học phải có sự khéo léo và kiên nhẫn, tỉ mỉ. Chỉ với 1 tờ giấy, một bàn tay khéo léo bạn có thể tạo nên những tác phẩm thủ công tuyệt đẹp.
Hi vọng bạn yêu thích bài viết này. Chúng mình sẽ cố gắng đem đến bạn những bài viết hữu ích nhất về Nhật Bản. Đừng quên chia sẻ bài viết đến cho mọi người cùng biết nữa bạn nhé!
——————————
Hiện nay, Riki đang có ưu đãi cho toàn bộ khoá học từ trình độ N5 – N1. Giới hạn 100 vòng quay may mắn cho 100 bạn đầu tiên, với vô số những phần quà hấp dẫn bao gồm:
- 01 cuốn sách Riki book bất kì
- Khoá phát âm Online
- Bình nước, túi vải
- Thẻ học phí 500,000 đồng
- Thẻ học phí 200,000 đồng
Riki Nihongo!
Có thể bạn chưa biết:
Bảng chữ cái tiếng Nhật – Cách đọc và cách dùng chi tiết
Mẹo học bảng chữ cái nhớ ngay trong 1 phút từ bài hát
Lộ trình học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu trong vòng 3 tháng
Kiến thức tổng hợp dành cho mọi trình độ: Chi tiết TẠI ĐÂY