Cách ứng phó khi động đất,sóng thần,bão lớn ở Nhật - Trung tâm tiếng Nhật luyện thi JLPT

Cách ứng phó khi động đất,sóng thần,bão lớn ở Nhật

Động đất (Earthquake, tiếng Nhật gọi là Jishin) là một hiện tượng thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản.

Theo Bộ Xây dựng Nhật Bản (nay là Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch – MLIT) mỗi năm Nhật bản có  126.000 trận động đất. Tính ra trung bình cứ 4 phút có một trận động đất. Trong đó rất nhiều trận mà người Nhật chẳng mấy ai để ý.

Nếu xếp thứ tự theo tổng năng lượng phát ra từ các trận động đất thì khỏang 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất tập trung trong lãnh thổ và lãnh hải Nhật Bản.

Trong vòng một thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ Richter trở lên.

Trong thế kỷ XX, khủng khiếp nhất phải kể đến vụ động đất Kanto xảy ra ở khu vực Tokyo vào năm 1923, mạnh tới 7,9 độ, làm hơn 140.000 người bị thiệt mạng. Chỉ riêng ở Tokyo, trận động đất này đã cướp đi sinh mạng của hơn 60.000 người, trong đó hơn 50.000 bị chết thiêu trong các vụ cháy – có thể gọi là thiên tai thứ cấp – do động đất.

Dấu hiệu nhận biết động đất

Theo các nhà địa chất, trên thực tế chúng ta gần như không thể dự đoán được ở đâu và khi nào sẽ có động đất. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra một vài dấu hiệu nhận biết về trận động đất có thể sắp diễn ra.
Đầu tiên là quan sát hành vi động vật như chó, mèo, cá, sóc, chuột… xem chúng có những biểu hiện khác thường nào không. Lý do là bởi, sự chuyển động của lớp đá dưới mặt đất trước trận động đất đã tạo ra sóng điện mà một số loài động vật có thể hiểu được. Chúng có thể cảm thấy được những dư chấn yếu trước khi con người kịp cảm nhận.

Để thực hiện tốt với việc ứng phó trước, trong và sau khi xảy ra động đất ta cần thực hiện các biện pháp sau

ỨNG PHÓ TRƯỚC KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT

Các hành động cần thiết

  • Tham gia các lớp đào tạo kĩ năng đối phó với các trường hợp khẩn cấp;
  • – Tham gia lập kế hoạch đối phó với động đất của nhà trường đã đưa ra;
  • – Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.
  • – Chuẩn bị sẵn sàng một số vật dụng cần thiết như nước, đèn pin và pin dự phòng, radio cầm tay, thực phẩm, bình cứu hỏa, còi, túi cứu thương, …;
  • – Giữ một đôi giày bên cạnh giường của bạn;
  • – Neo các vật nặng vào tường (tủ sách, ti vi, gương, tủ,tủ chén bát, …), nên đặt xa cửa và các nơi thường lui tới để khi đổ không chăn lối ra và không gây thương tích khi đi lại;
  • – Không kê giường cạnh cửa sổ;
  • – Biết các số điện thoại khẩn cấp (bệnh viện, bác sĩ, cảnh sát, …);

– Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm;

Cách thoát hiểm khi động đất

Nếu động đất xảy ra khi bạn đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, tránh xã các cửa sổ và cửa ra vào, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần

– Luôn lấy tay ôm lấy mặt, đầu, tránh xa cửa kính, gương, hay vật gì có thể đổ vào người.

Nếu ở gần bạn không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ.

– Ở nguyên vị trí không chạy lung tung giữa các phòng, chờ đến khi mặt đất ngừng rung

Ở trong nhà cho đến khi mặt đất ngừng rung và khi bạn biết chắc rằng ra ngoài là an toàn.

Áp dụng phương pháp “tam giác của sự sống”

Lý thuyết “tam giác của sự sống” chỉ ra, người ở trong nhà nên nằm xuống bên cạnh các đồ vật như bàn, tràng kỷ, giường… vì khi tường, trần nhà đổ xuống đè lên các vật này, nó sẽ tạo ra các khoảng trống ở ngay bên cạnh đó, tạo ra “tam giác sống” mà chúng ta có thể trú ẩn được.

Nằm xuống và cuộn tròn trong tư thế bào thai ngay cạnh một chiếc bàn hay ghế lớn.

Nếu bạn ở ngoài trời

– Tránh xa các tòa nhà và đường dây dẫn điện. Bạn nên tìm chỗ trống để đứng an toàn.

Hãy cẩn thận khi đang ở ngoài đường

– Nếu bạn ở gần biển, hãy chạy đến nơi an toàn và chuẩn bị tinh thần đón nhận cơn sóng thần.

Nhanh chóng tìm nơi an toàn

Sau khi xảy ra động đất

  • – Kiểm tra chính mình và những người xung quanh có bị chấn thương hay không. Tiến hành sơ cứu nếu cần thiết.
  • – Tránh xa các tòa nhà bị hư hỏng, không đi qua cầu, …;
  • – Mang giày khi đi ra ngoài, cận thận với các mảnh kính vỡ;
  • – Nếu bạn đang ở trường hoặc ở nhà, trường hoặc nhà không an toàn, hãy ra ngoài hoặc làm theo các kế hoạch khẩn cấp hoặc làm theo hướng dẫn của người phụ trách;
  • – Trong trường hợp đặc biệt nếu bạn vẫn ở trong nhà hoặc trường, cẩn thận với đường dây điện, khí đốt, nước và các vật dụng có thể gây nguy hiểm khác. Nếu bạn gửi thấy mùi khí ga thì hãy khóa ga, tháo hết các cầu chì, tắt cầu dao và báo với các cơ quan chức năng hoặc người thân của bạn;   
  • – Không sử dụng phương tiện, ngoại trừ trong trường hợp khẩn cấp;
  • – Sử dụng đài radio cầm tay để cập nhật thông tin;
  • – Không sử dụng điện thoại trừ trường hợp khẩn cấp;
  • – Tranh xa các bãi biển. Sóng thần thường xảy ra khi mặt đất đã ngừng rung lắc;

– Sử dụng đèn pin để kiểm tra thiệt hại nơi cư trú của bạn, bao gồm: khí đốt, nước, đường dây điện và các thiết bị khác có khả năng gây nguy hiểm cho bạn

URL List

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cảm ơn bạn đã đăng ký khoá học tại Riki

Riki sẽ liên hệ với bạn để tư vấn kĩ hơn về nhu cầu lớp học và lớp học phù hợp nhé!

Kết thúc