Việc học kính ngữ sẽ chẳng còn lằng nhằng nếu bạn hiểu được bản chất của nó, và có phương pháp phân loại rõ ràng để ghi nhớ được hiệu quả hơn.
I. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN SỬ DỤNG KÍNH NGỮ PHỔ BIẾN NHẤT
Ở Việt Nam, khi chúng ta nói chuyện với người lớn tuổi hay bậc bề trên, thường sẽ phải sử dụng kính ngữ kèm theo một cách lịch như: Thưa ông, thưa bà/ Xin phép anh chị/ Kính gửi, kính mời v.v…
=> Trong tiếng Nhật cũng vậy.
Với bạn bè thân thiết bạn có thể nói:
よろしく!hoặc よろしくね!(Rất hân hạnh được gặp bạn/ hoặc Tôi mong chúng ta sẽ có mối quan hệ tốt…).
Tuy nhiên với những người mới gặp, chưa quá thân bạn nên dùng:
よろしくお願(ねが)いします hoặc どうぞよろしくお願いします.
Với tình huống cần thể hiện sự trang trọng, lịch sự nhất:
よろしくお願いいたします。 hoặc どうぞよろしくお願いいたします。
どうぞよろしくお願い申(も)し上(あ)げます。
Qua các ví dụ trên, chúng ta đã thấy cách dùng từ khác nhau sẽ thể hiện được mối quan hệ khác nhau giữa người nghe cùng với người nói.
Người Nhật rất xem trọng việc giao tiếp và ăn nói đúng mực, vì thế việc sử dụng kính ngữ khi cần thiết được xem là điều không thể thiếu khi bạn học tiếng Nhật.
Dưới đây Riki Nihongo sẽ phân loại chi tiết 3 mức độ khác nhau trong cách sử dụng kính ngữ nhé:
Trường hợp 1 – Giữa hai người thân thiết với nhau: chúng ta sẽ dùng thể ngắn. Thể này áp dụng trong các mối quan hệ như sau:
- Người trên nói với người dưới ( ví dụ như giám đốc – nhân viên, thầy cô giáo – học sinh v.v…)
- Sử dụng trong gia đình (ví dụ như cha mẹ với con cái, anh chị em trò chuyện với nhau).
- Các mối quan hệ giữa đồng nghiệp cùng công ty hoặc bạn bè với nhau.
Trường hợp 2 – Trường hợp cần thể hiện sự lịch sự vừa phải
Chúng ta sẽ dùng thể ~masu (丁寧語 – Teineigo) trong các mối quan hệ như sau:
- Sử dụng với người đã có chút quen biết, tuy nhiên quan hệ ở mức bình thường, không thân thiết, địa vị thường ngang nhau. Ví dụ như đó là nhân viên tại quán ăn, người đưa thư, người thu ngân siêu thị v.v…)
- Người dưới nói chuyện với người trên (tuy nhiên chỉ trong trường hợp thân thiết), ví dụ như kouhai – sempai, học sinh với giáo viên…
Trường hợp 3 – Cần thể hiện sự trang trọng, tôn kính nhất. Dạng này được thể hiện trong các quan hệ như sau:
- Khi bạn dùng để nói với nhà phỏng vấn khi đi xin việc.
- Khi bạn là học sinh và sử dụng với giáo viên, hiệu trưởng.
- Khi muốn tỏ thái độ tôn kính với người nghe, ví dụ như người già.
- Nhân viên sử dụng với khách hàng, với sếp hoặc đối tác kinh doanh.
- Và trong những trường hợp cần sự trang trọng khác…
II. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỘNG TỪ VÀ SỬ DỤNG TÔN KÍNH NGỮ TRONG CÂU
1. Với dạng động từ có cách chuyển đặc biệt
Dưới đây là danh sách những động từ có dạng đặc biệt khi chuyển sang tôn kính ngữ
Động từ (V-ます) |
Tôn kính ngữ (尊敬語) |
います 行きます 来ます |
いらっしゃいます おいでになります |
言います | おっしゃいます |
くれます | くださいます |
します | なさいます |
知っています | ご存(ぞん)じです |
死(し)にます | お亡(な)くなりになります |
食べます 飲みます |
召(め)し上(あ)がります |
見ます | ご覧(らん)になります |
Ví dụ:
- 山田先生は いらっしゃいますか。Có thầy Yamada ở đây không ạ?
- 昨日 大統領(だいとうりょう)は お亡くなりになりました。Hôm qua ngài tổng thống đã mất.
Bạn đã có kế hoạch học tiếng Nhật chưa? Click vào đây để tham khảo toàn bộ các thông tin về khóa học N5 – N2 tại Riki Nihongo nhé!
2. Với dạng động từ không có cách chuyển đặc biệt
Ở loại này chúng ta chia ra làm 4 cách chuyển như sau bạn nhé:
a. Cách 1: お+V-ます(bỏ ます) + に なります
Cách này được áp dụng cho các loại động từ nhóm 1 và nhóm 2 có 2 âm tiết trở lên ở trước ます.
Thí dụ:|
先生は もう お帰りに なりました。Thầy giáo đã về rồi.
社長は 望月(もちづき) さんに 旅行の写真(しゃしん)を お見せになりまた。Giám đốc đã cho anh Mochizuki xem ảnh chuyến du lịch.
b. Cách 2: Đưa động từ trong câu về thể bị động
Với phương pháp này, bạn có thể dùng với tất cả động từ không có dạng chia đặc biệt.
Ví dụ:
部長は さっき 出かけられました。Trưởng phòng vừa ra ngoài lúc nãy.
高木(たかぎ) 先生は フランスへ 出張(しゅっちょう)されました。Thầy Takagi đã đi công tác ở Pháp.
c. Cách 3: Khi bạn cần đưa ra đề nghị hay yêu cầu với phép lịch sự
Với dạng động từ tôn kính ngữ đặc biệt (được nhắc ở trên) này, bạn chỉ cần chuyển động từ theo thể て+ください
Thí dụ:
どうぞ、召し上がってください。Xin mời anh chị dùng (đồ ăn).
Ngoài ra với động từ nhóm 1, nhóm 2: お+V-ます(bỏ ます)+ください。
Động từ nhóm 3: Danh động từ + します): ご+Danh động từ+ください。
Ví dụ:
少々(しょうしょう)お待ちください。Xin hãy chờ một chút.
問題があれば、ご連絡(れんらく)ください。Nếu có vấn đề xin hãy liên lạc với tôi.
d. Các dạng từ còn lại
Các dạng danh từ, phó từ hoặc tính từ cũng được chia theo dạng tôn kính ngữ riêng, bằng cách thêm tiền tố「お」hoặc「ご」vào trước các dạng ấy để tỏ sự tôn kính.
Với những từ vựng thuần Nhật chúng ta sẽ thêm tiền tố「お」vào đằng trước.
Ví dụ: お国、お名前、お元気、お忙しい….
Với những từ có nguồn gốc từ tiếng Hán sẽ được thêm tiền tố 「ご」.
Ví dụ: ご家族、ご意見、ご心配….
Xem chi tiết và các ví dụ về TÔN KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT
III. PHƯƠNG PHÁP DÙNG KHIÊM NHƯỜNG NGỮ “CHUẨN” NHẬT
Khiêm nhường ngữ thường được áp dụng để bày tỏ sự tôn trọng của chính mình với người đối diện.
1. Cách dùng khiêm nhường ngữ với động có cách chuyển đặc biệt
Với các động từ có cách chuyển đặc biệt, các bạn xem ở bảng dưới đây để ghi nhớ nhé:
Động từ (V-ます) | Khiêm nhường ngữ (謙譲語) |
会います | お目(め)にかかります |
あげます | 差(さ)し上(あ)げます |
あります | ございます |
います | おります |
言います | 申(もう)します 申(もう)し上(あ)げます |
行きます 来ます |
参(まい)ります 伺(うかが)います (đi về phía người đối diện) |
聞きます | 伺(うかが)います |
します | いたします |
知りません | 存(ぞん)じません |
食べます 飲みます |
いただきます |
尋(たず)ねます | 伺(うかが)います お邪魔(じゃま)します |
見ます | 拝見(はいけん)します |
もらいます | いただきます |
*Nếu câu ở dạng「~ です」thì chúng ta sẽ chuyển sang khiêm nhường ngữ là「~でございます」
2. Cách dùng khiêm nhường ngữ với động từ không có cách chuyển đặc biệt
Ở đây chúng ta có công thức riêng với động từ nhóm I, II và động từ nhóm III:
Nhóm I và nhóm II: お + V-ます(bỏ ます) + します/いたします
Nhóm III (Danh động từ + します): ご + Danh động từ + します/いたします
Ví dụ:
- 来週のスケジュールを お送りします。Tôi xin gửi lịch trình của tuần tới.
- この機械(きかい)の使い方を ご説明いたします。Tôi xin giải thích về cách sử dụng của cái máy này.
IV. 4 TRƯỜNG HỢP DÙNG KÍNH NGỮ SAI MÀ BẠN CẦN LƯU Ý
- Nhầm lẫn trong việc dùng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ.
- Dùng kính ngữ cho đồ vật.
- Dùng câu mệnh lệnh.
- Dùng thể lịch sự cho bản thân.
Các trường hợp này khá dễ nhớ nên bạn ghi nhớ lại để tránh dùng sai sau này nhé.
V. “BẬT MÍ” CÁCH DÙNG TÔN KÍNH NGỮ VÀ KHIÊM NHƯỜNG NGỮ THƯỜNG GẶP TRONG KÌ THI JLPT
Bạn có biết có những trường hợp nào về tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ hay được ra đề trong kì thi JLPT không? Cả một số trường hợp cần sử dụng khiêm nhường ngữ nhưng trong sách lại không nói tới?
Chúng mình cùng theo dõi video của Đạo sensei sau đây để nắm vững được cách dùng hai hai loại trên nhé:
Xem thêm: Tổng hợp tài liệu N3 và các giáo trình học N3 đi cùng phương pháp học hiệu quả
Sắp đến kỳ thi JLPT rồi mà bạn vẫn chưa biết phần kính ngữ nào dễ xuất hiện trong đề thi JLPT. Không chỉ riêng mình bạn đâu mà có rất rất nhiều bạn học viên khác cũng bị đang gặp tình trạng này đó. Xem ngay video để nắm chắc kiến thức ai cũng sợ nhé
VI. KÍNH NGỮ THƯỜNG DÙNG TRONG CÔNG TY NHẬT MÀ BẠN NÊN BIẾT
Trong môi trường công ty Nhật, mọi người rất chú trọng đến việc sử dụng kính ngữ, vì thế bạn nên lưu ý một chút nếu có nhu cầu đi làm tại các công ty Nhật nhé:
Từ thông thường |
Từ lịch sự |
Dịch nghĩa |
僕・わたし | わたくし | Tôi |
今 | ただ今 | Bây giờ |
今度 | この度 | Lần này |
このあいだ | 先日(せんじつ) | Mấy hôm trowcs |
きのう | 昨日(さくじつ) | Hôm qua |
きょう | 本日(ほんじつ) | Hôm nay |
あした | みょうにち | Ngày mai |
さっき | さきほど | Lúc trước / Lúc nãy |
あとで | のちほど | Sau đây |
こっち | こちら | Phía này/ phía chúng tôi |
そっち | そちら | Phía kia/ phía các vị |
あっち | あちら | Phía đó |
どっち | どちら | Phía bên nào |
だら | どなた | Ai |
どこ | どちら | Ở đâu |
どう | いかが | Như thế nào |
本当に | 誠に | Thật sự là |
すごく | たいへん | Rất |
ちょっと | 少々 | Một chút |
いくら | いかほど | Bao nhiêu |
VII. LỜI KẾT
Nếu bạn giống như tôi, là người rong ruổi trên con đường học hỏi tiếng Nhật, chắc chắn bạn sẽ hiểu là người Nhật rất xem trọng sự chuẩn mực, lịch sự và cách xưng hô trong việc giao tiếp.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm vững được cách dùng tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ trong việc học tiếng Nhật của mình nhé!
Nhanh tay đăng ký ngay các khóa học hấp dẫn tại Riki để “rinh” về mưa quà tặng và ưu đãi hấp dẫn bạn nhé! Chỉ còn 15 suất cuối cùng cho 15 bạn đăng ký sớm nhất.
Đăng ký khóa học online
Đăng ký khóa học offline
Riki Nihongo sưu tầm!