Bạn có biết tại sao Nhật Bản lại được gọi là Đất nước mặt trời mọc không? Bạn có biết tại sao Nhật Bản lại được yêu thích đến thế? Tất cả sẽ được giải đáp tại đây! Cùng tìm hiểu về đất nước Nhật Bản cùng chúng mình nhé!
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC
1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NHẬT BẢN
Nhật Bản là một đảo quốc nằm ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa ĐôngTrung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa gồm khoảng 6.852 đảo với 5 hòn đảo chính yếu là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa. Chiếm khoảng 97% diện tích đất liền của nước này.
Các quần đảo được chia thành 47 tỉnh thuộc 8 vùng địa lý. Dân số Nhật Bản vào khoảng 126 triệu người, đứng thứ 11 thế giới và là đảo quốc đông dân thứ hai, tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
2.THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ HẬU NHẬT BẢN
Nhật Bản 1 năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Hai trong số những cảnh đẹp nhất ở Nhật Bản là hoa anh đào vào mùa xuân và màu đỏ rực rỡ, cam và vàng của lá mùa thu.
Người dân Nhật Bản thường theo dõi sự thay đổi của thời tiết lẫn mùa hoa nở, mùa lá đổi theo bản đồ của từng khu vực. Bản đồ được xây dựng như 1 bản đồ địa lý bình thường, khác 1 điều là ngoài tên các tỉnh thành sẽ có thêm thời gian hoa nở hay thời gian thay lá của từng mùa.
Theo đó người dân sẽ dựa vào đấy mà lên kế hoạch cho chuyến đi nghỉ dưỡng của mình. Mỗi vùng thời gian hoa nở khác nhau vì thế mà bạn có thể
Một điều đặc biệt chỉ có tại Nhật Bản đó là trong phía bắc và phía nam của Nhật Bản có khí hậu rất khác nhau. Vào tháng 3, phía bắc thời tiết vẫn rất lạnh và có tuyết, nhưng phía nam thì lại ấm áp và có phần nóng vì thể việc trượt tuyết ở phía bắc rồi lại xuống phía Nam nghỉ dưỡng là 1 trải nghiệm khá thú vị.
II. KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN – NHỮNG LOẠI HÌNH VĂN HOÁ “KINH ĐIỂN” VƯƠN TẦM THẾ GIỚI
Một đất nước hiện đại sống trong nền văn hoá cổ xưa, là những gì mà Nhật Bản đang làm. Dù là 1 trong những cường quốc hàng đầu thế giới nhưng khi đến Nhật Bản bạn sẽ thấy xen vào nhịp sống hiện đại là những thói quen, lối sống truyền thống của người dân nơi đây vẫn không hề mất đi.
Có những văn hoá dân tộc đặc sắc đến mức cả thế giới trầm trồ, ai đến Nhật Bản cũng phải tai nghe mắt thấy thì khi về mới không hối tiếc. Những loại hình văn hoá đó là gì? Cùng tìm hiểu với chúng mình nhé.
1. ĐỒ ĂN NHẬT BẢN
Món ăn Nhật Bản có rất nhiều món ngon, số lượng kể đến có thể lên đến hàng ngàn món. Trong đó phải kể đến Sushi, Sashimi, undon,… là những món ăn truyền thống nổi tiếng trên toàn thế giới.
Để đạt được hương vị đặc trưng tuyệt vời khiến bao thực khách “thổn thức” phải kể đến sự chuẩn bị cầu kỳ cho mỗi món ăn này.
Để món ăn được đến tay thực khách, các đầu bếp sẽ chuẩn bị nguyên liệu và chế biến theo công thức đặc biệt riêng. Mỗi vùng sẽ có một hương vị khác nhau, một món ăn đặc sản khác nhau đặc trưng theo khí hậu của vùng đó.
==> Các bạn có thể ghi lại các món ăn tại >> List các món ăn siêu nổi tiếng nhất định phải thử khi đến Nhật để làm chuyến food tour cũng rất thú vị đấy.
Ví dụ như Okonomiyaki – món bánh xèo tại Nhật Bản, tại Tokyo món bánh này sẽ có kích thước bé hơn so với khi bạn đến Hiroshima và Kansai.
Cách người Nhật tạo ra chiếc bánh xèo Okonomiyaki:
2. TẮM ONSEN
Trước khi tìm hiểu về văn hoá tắm Onsen tại Nhật, hãy xem hết video này nhé:
Tắm Onsen là kiểu tắm suối nước nóng và đây được coi như là văn hoá đặc trưng của người Nhật. Nhật Bản có vị trí nằm ngay tại vành đai lửa Thái Bình Dương vì thế mà suối nước nóng được tìm thấy ở khắp nơi trên đất nước này.
25.000 là con số khổng lồ để chỉ số lượng suối nước nóng tại đất nước mặt trời mọc. Không ai biết văn hoá tắm Onsen của người Nhật bắt nguồn từ khi nào, chỉ thấy văn hoá này được nhắc đến trong các câu chuyện khoảng nửa trước thế kỉ thứ 1. Tức là đã rất rất lâu rồi.
Tắm Onsen có rất nhiều tác dụng cho sức khoẻ bởi nhờ các khoáng chất cho trong dòng nước, các chất này giúp cho làn da khoẻ mạnh, tăng cường khả năng tuần hoàn máu,…
Onsen không phải cứ mở là mở được, để mở được 1 phòng tắm Onsen bạn cần được chính phủ cấp giấy phép hoạt động, và giấy phép được cấp với điều kiện nước trong suối phải đạt nhiệt độ 25*C hoặc chứa ít nhất 1 trong 19 loại khoáng chất hay nhân tố hoá học theo tham số được quy định.
===>Tại Nhật rất dễ để tìm ra một địa điểm tắm Onsen. Nếu có dịp đi du lịch Nhật, bạn có thể tắm Onsen tại các địa điểm sau: XEM TẠI ĐÂY
3. KIMONO
Kimono là quốc phục của Nhật Bản, thường được dệt bằng các loại vải như lụa, gấm, hay satin. Giá mua 1 bộ Kimono không hề rẻ nếu không muốn nói là đắt nhưng Kinomo lại từng được sử dụng làm trang phục mặc hàng ngày của người Nhật.
Ngày nay Kimono sẽ được mặc vào trong các dịp lễ lớn, những ngày kỉ niệm ý nghĩa hay các sự kiện quan trọng. Chính bởi giá tiền đắt cùng giá trị tín ngưỡng của trang phục này mà người Nhật giữ gìn Kimono rất cẩn thận, không thể làm hỏng được.
Vải Kimono khi hết vòng đời sử dụng sẽ được tái chế để làm đồ chơi hay các loại đồ thủ công bằng tay. Điều này càng khẳng định thêm 1 lần nữa về giá trị của trang phục Kimono với người Nhật.
Thời hiện đại, Kimono được chia ra thành nhiều trang phục với nhiều mức chi phí và chức năng sử dụng. Có Kimono dành cho phụ nữ độc thân, Kimono dành cho Geisha,…
4. MANGA
Manga là một cụm từ trong tiếng Nhật để chỉ các loại truyện tranh và tranh biếm họa của Nhật Bản. Bên ngoài Nhật Bản, Manga ám chỉ tính đặc trưng riêng biệt của truyện tranh Nhật Bản, hoặc như một phong cách truyện tranh phổ biến tại Nhật Bản mà thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc, các nhân vật sống động và những chủ đề tuyệt vời.
Vì manga được các tác giả vẽ và xuất bản theo kiểu viết tategaki (viết dọc truyền thống theo kiểu viết chữ Hán thời xưa) ở Nhật Bản, nên người Nhật đọc manga từ phải sang trái.
Điều này không gây khó khăn chút nào cho người Nhật, vì khi vỡ lòng họ cũng đã được học cách đọc và viết thư tay kiểu này. Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái sang phải.
Tuy nhiên, nhiều tác giả không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước ngoài.
Ngoài Manga còn có các thể loại khác như:
- Anime: thể loại phim hoạt hình
- Doujinshi: Truyện tranh được fan chế tác lại dựa theo nguyên tác (original) từ truyện phóng tác do fan hay có thể cả những Mangaka khác với tác giả truyện gốc. Tác giả vẽ Doujinshi thường dựa trên những nhân vật gốc để viết ra những câu chuyện theo sở thích của mình.
- Full Color là thể loại tất cả trang truyện được tô màu hoàn toàn.
- Gekiga (kịch họa): Tiểu thuyết bằng hình (graphic novel)
- One-shot: Những truyện ngắn, thường có một chương.
==> Khám phá ngay TOP 10 truyện manga hay nhất năm 2020 >> TẠI ĐÂY
5. ĐỀN VÀ ĐỀN THỜ
Bạn có biết Nhật bản có khoảng 100.000 đền thời và 80.000 ngôi chùa Phật Giáo. Một số đền thờ, ngôi chùa là kỳ quan kiến trúc với bề dày lịch sử hàng trăm năm, số còn lại là những địa điểm quan trọng để tổ chức lễ hội, thực hiện các nghi lễ cho tất cả mọi người.
Một trong những địa điểm du lịch tâm linh bạn không thể bỏ lỡ đó là ngôi đền Tori nổi tiếng Fushimi Inari – Nhật Bản. Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi đền này nhé
Xem thêm các địa điểm du lịch cổ kính trường tồn cùng thời gian hàng trăm năm >> TẠI ĐÂY
6. HANAMI
Hanami là cách người Nhật gọi khi mùa hoa anh đào nở. Nhật Bản nổi tiếng với sắc hồng của hoa anh đào vào mùa xuân, thậm chí còn có những cây đào có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, nghìn năm.
Truyền thống ngắm hoa của người Nhật cũng rất “lãng mạn”, vào mùa hoa anh đào, các gia đình, cặp đôi, hội nhóm sẽ cùng đến điểm ngắm hoa, tổ chức các buổi tiệc nhỏ dưới tán cây đào.
Thuật ngữ Hanami cũng được dùng cho mùa hoa mận của Nhật Bản khi mùa đông đến. Hoa anh đào trở thành quốc hoa của Nhật Bản, theo đó bạn sẽ bắt gặp hình ảnh loài hoa này ở khắp mọi nơi như trong âm nhạc, văn học, phim ảnh,….
Mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức đồ ăn nhẹ, trò chuyện và tận hưởng khoảng thời gian thư thái cùng nhàu.
==> Nếu đến Nhật Bản mùa hoa đào nở, nhất định phải đến >> Top 10 tỉnh ngắm hoa anh đào đẹp nhất tại Nhật Bản
7. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN
Kiến trúc truyền thống tại Nhật hầu hết được làm bằng gỗ. Những người thợ mộc Nhật Bản phát triển các kỹ năng xây dựng bằng gỗ lớn mà không cần sử dụng đến một chiếc đinh nào.
Các kiến trúc của người Nhật thường phản ánh những nét đẹp, sự độc đáo từ tôn giáo, thời tiết, động đất,… Ngày nay tuy lối kiến trúc đã có phần thay đổi theo hơi hướng hiện đại phương tây nhưng người Nhật vẫn không hề làm mất đi thiết kế truyền thống vốn có.
Bởi vậy mà khi sang Nhật du lịch, bạn sẽ thấy kiến trúc nhà tại nơi đây đều mang một vẻ đẹp riêng, không hề lẫn vào đâu được.
8. LỄ HỘI
Hằng năm, tại Nhật bản có rất nhiều lễ hội diễn ra. Trung bình mỗi ngôi đền, đền thờ tại Nhật đều tổ chức ít nhất 1 lễ hội mỗi năm. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng hơn 100.000 lễ hội được diễn ra trên khắp đất nước.
Các lễ hội của người Nhật rất nhộn nhịp, một điều không thể thiếu trong các lễ hội đó là những điệu múa. Theo đó, các diễn viên tham gia lễ hội sẽ lập thành 1 hội nhảy những điệu nhảy mạnh mẽ, trên nền nhạc truyền thống vui tươi vừa khiến lễ hội thêm rộn rã, vừa giúp quảng bá những nét đẹp truyền thống đến tất cả mọi người.
9. TRÀ ĐẠO
Trà đạo, tiếng Nhật: sadō (茶道), được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12.
Từ việc đơn giản uống trà, chuyển sang cách pha và uống trà, rồi nghi thức thưởng thức trà cho đến khi đúc kết thành trà đạo, đây là một tiến trình không ngừng nghỉ mà cái đích cuối cùng người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo lý với ý nghĩa đích thực của từ này.
Hòa, Kính, Thanh, Tịch (和 – 敬 – 清 – 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo. Phật giáo thường dùng thuật ngữ “ngón tay chỉ mặt trăng”. Suy rộng ra, Trà đạo là con đường mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà vừa ngon vừa không ngon”.
Cũng như nhiều thứ cần phải rèn luyện, học tập, Trà đạo luôn gắn liền với thực hành. Khác với trông chờ vào đâu đó, Trà đạo thuộc về bên lối sống “tự làm chủ bản thân”.
Chi tiết về lịch sử và thuật ngữ trong trà đạo >> TẠI ĐÂY
10. KABUKI
Kabuki (tiếng Nhật: 歌舞伎, Hán-Việt: ca vũ kỹ) là một loại hình sân khấu truyền thống của Nhật Bản. Nhà hát Kabuki được biết đến với sự cách điệu hóa trong kịch nghệ và sự phức tạp trong việc trang điểm cho người biểu diễn.
Có ba thể loại kịch kabuki chính: jidai-mono (時代物, thời đại vật, hay truyện trước thời đại Sengoku), sewa-mono (世話物, thế thoại vật, hay sau thời đại Sengoku), và shosagoto (所作事, sở tác sự).
Jidaimono, hay kịch lịch sử, thường được lấy bối cảnh từ rất nhiều sự kiện trong lịch sử Nhật Bản. Do luật kiểm duyệt gắt gao có sự thay đổi theo thời gian nên phần lớn các jidaimono, lấy bối cảnh là Chiến tranh Gempei vào những năm 1180, những cuộc chiến Nanboku-chō vào những năm 1330, hay các sự kiện lịch sử khác.
Kabuki, giống như các loại hình kịch truyền thống khác của Nhật Bản cũng như trong các nền văn hóa khác trên thế giới, được biểu diễn cả ngày (bây giờ đôi khi vẫn vậy).
Thay vì biểu diễn một vở kịch trong 2-5 tiếng như các nhà hát kiểu phương Tây hiện nay, một người sẽ “thoát khỏi” thế giới thường ngày, và giành cả ngày để giải trí ở khu kịch nghệ.
Mặc dù vài vở kịch, đặc biệt là kịch lịch sử jidaimono, có thể được diễn trong cả ngày, phần lớn các vở diễn thường ngắn hơn, và được nói trước là diễn cả vở hay chỉ một phần, cùng với các vở kịch khác để tạo ra một chương trình kéo dài cả ngày.
11. KAWAII
Kawaii (かわいい Kawaii, phát âm [ca-oai-i]; Hán-Việt: hả ái; dịch sang tiếng Việt là: “đáng yêu”, “dễ thương” hay “đáng mến” là nền văn hóa dễ thương tại Nhật Bản.
Từ này có thể chỉ đến những đồ vật, con người, anime Nhật, và động vật có sức quyến rũ, duyên dáng, “mỏng manh dễ vỡ”, e thẹn và ngây thơ. Ví dụ như: dòng chữ đáng yêu, các dòng truyện manga nào đó, và các nhân vật như Hello Kitty và Pikachu.
Nhìn chung, kawaii cũng đã ảnh hưởng đến một số nền văn hóa khác. Những sản phẩm dễ thương ngày nay đã lan truyền đến các nước Đông Á như Trung Quốc, Đài Loan và ngay cả chính Nhật Bản, các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.
Văn hóa dễ thương hay thẩm mĩ kawaii, đã trở thành một khía cạnh nổi bật của nền văn hóa đại chúng Nhật Bản, của ngành giải trí, thời trang, ẩm thực, đồ chơi, phong cách hay ngoại hình của một cá nhân.
12. IZAKAYA
Izakaya ( 居酒屋 ) ( tiếng Nhật: [izakaya] ) là một loại quán bar Nhật Bản không chính thức phục vụ đồ uống có cồn và đồ ăn nhẹ . Izakayas là nơi thường được mọi người lui tới để uống sau giờ làm việc. Chúng đã được so sánh với các quán rượu Ailen , quán bar tapas , và các quán rượu và quán rượu đầu tiên của Mỹ .
Tùy thuộc vào từng izakaya, khách hàng hoặc ngồi trên thảm tatami và được ăn trên bàn thấp, như trong phong cách truyền thống Nhật Bản, hoặc ngồi trên ghế.
Nhiều izakaya cung cấp một sự lựa chọn của cả hai cũng như chỗ ngồi bên quầy bar. Một số nhà hàng izakaya cũng theo phong cách tachi-nomi, được dịch theo nghĩa đen là “uống trong khi đứng”.
Thông thường, khách hàng được tặng một oshibori (khăn ướt) để làm sạch tay; Khăn lạnh vào mùa hè và nóng vào mùa đông.
Tiếp theo, một món ăn nhẹ / món khai vị, được gọi là otōshi ở khu vực Tokyo hoặc tsukidashi ở khu vực Osaka-Kobe, sẽ được phục vụ. Đó là phong tục địa phương và thường được tính vào hóa đơn thay cho một lệ phí dịch vụ.
Nếu bạn tò mò về văn hoá Izakaya thì hãy đến và trải nghiệm sự thú vị này nhé <3
Nhưng trước tiên thì bạn cần tìm hiểu trước thực đơn để biết được các món ăn có phù hợp với mình không >> TẠI ĐÂY
13. MIKO
Miko (巫女?“Vu nữ”) là một từ tiếng Nhật trước đây có nghĩa là “nữ pháp sư; bà đồng; nhà tiên tri” người chuyên truyền đạt những lời sấm truyền, còn hiện nay có nghĩa là “người giữ đền; trinh nữ hiến thần” phục vụ tại những thần xã.
Vai trò của miko gồm có biểu diễn những điệu múa mang tính nghi lễ (miko-mai) và hỗ trợ pháp sư trong nhiều buổi lễ, đặc biệt là lễ cưới. Truyện này này vẫn tiếp tục đến ngày nay và miko xuất hiện nhiều ở các ngôi đền Shinto.
Vào thời đại ngày nay phần lớn miko được thuê làm bán thời gian hoặc là những người tình nguyện. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ các phận sự của đền, biểu diễn điệu múa nghi lễ, phân phát Omikuji (một dạng đoán số), và phục vụ trong các cửa hiệu của đền.
Trên lý thuyết, Miko phải là trinh nữ, tuy nhiên, đã có những ngoại lệ trong lịch sử khi một người nào đó có một tính cách rất mạnh mẽ.
Một số ví dụ cho ngoại lệ này:
- Yamatohime-no-mikoto, con gái của Hoàng đế Suinin, người sáng lập Đền Ise
- Himiko, Hoàng hậu của Yamataikoku vào đầu thế kỷ thứ 3
- Thiên hoàng Thần Công, vợ của Thiên hoàng Trọng Ai, mẹ và quan nhiếp chính của Thiên hoàng Ứng Thần
- Izumo no Okuni, người sáng lập kabuki.
- Donni Barrish, miko chính của Đại đền Tsubaki của Mỹ và là một ví dụ nổi tiếng về miko không phải người Nhật.
Đồng phục của miko (trước đây và ngày nay vẫn vậy) bao gồm hakama, một áo kimono. và tabi. Thỉnh thoảng miko mặc một haori trắng mỏng gọi là “chihaya”.
Hakama thường có màu đỏ, nhưng các màu khác cũng không hiếm. Áo kimono có cánh tay dài, rộng và luôn là màu trắng, trắng là biểu tượng của sự tinh khiết. Một dải lụa trắng hoặc đỏ thường được cột trên tóc miko.
14. SUMO
Sumo (相撲 sumō, nghĩa đen “đánh nhau”) là một hình thức đấu vật tiếp xúc lẫn nhau mang tính cạnh tranh trong đó một rikishi (đô vật) cố gắng đẩy đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn thi đấu (dohyō) hoặc ép đối thủ chạm mặt đất bằng bất kỳ bộ phận cơ thể nào ngoài lòng bàn chân (thường bằng cách ném, đẩy hoặc ép đối thủ xuống đất).
Sumo có một lịch sử kéo dài nhiều thế kỉ, nhiều truyền thống cổ xưa đã được sumo bảo tồn, và thậm chí ngày nay môn thể thao này bao gồm nhiều yếu tố nghi lễ, chẳng hạn như sử dụng việc dùng muối tẩy uế bắt nguồn từ Thần đạo.
Cuộc sống của một đô vật được chuẩn hóa rất cao, với các quy tắc được quy định bởi Hiệp hội Sumo Nhật Bản.
Hầu hết các đô vật sumo được yêu cầu phải sống trong các trại huấn luyện sumo chung, được biết đến trong tiếng Nhật là heya, nơi tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của họ, từ bữa ăn cho đến cách ăn mặc của họ đều bị quy định nghiêm ngặt theo truyền thống.
Để hiểu hơn về văn hoá truyền thống Sumo này, hãy xem hết video dưới đây bạn nhé:
15. YOSAKOI
Yosakoi (よさこい) là một phong cách nhảy bắt nguồn từ Nhật Bản và được trình diễn ở các lễ hội và sự kiện ở nước này. Lễ hội Yosakoi đầu tiên được tổ chức vào năm 1954 ở tỉnh Kochi.
Phong cách nhảy Yosakoi được trải dài và phổ biến rộng khắp ở nước Nhật. Phong cách nhảy rất tràn đầy năng lượng, kết hợp với các động tác nhảy truyền thống Nhật Bản và nhạc hiện đại. Nhảy choreography yosakoi thường được diễn ra ở các đội lớn hơn.
Các trang phục được dùng bởi các đội yosakoi rất đa dạng. Áo khoác Happi và yukata là những trang phục. Tuy nhiên, một vài nhóm khác chọn các trang phục dựa trên sự kiện lịch sử, các mốt nổi tiếng, hoặc văn hóa dân tộc. Tất cả các thành viên trong cùng một nhóm đều phải mặc trang phục giống nhau.
Một khía cạnh khác của điệu nhảy yosakoi là naruko: một vật bằng gỗ có cán cầm để đập hoặc lắc phát ra âm thanh. Naruko từng được dùng bởi người dân ở tỉnh Kōchi để đuổi chim chóc ra khỏi ruộng lúa.
Một naruko truyền thống có màu đen và vàng ở phần thân, nhưng hầu hết các nhóm yosakoi hiện đại đều tạo ra naruko của riêng mình, chọn màu hoặc chất liệu phù hợp với trang phục của họ.
Việc sử dụng naruko là cần thiết cho điệu nhảy yosakoi, nhưng nhiều nhóm khác cũng sử dụng các nhạc cụ như trống hoặc cờ.
Yosakoi có một sức hút riêng, khi bạn xem 1 điệu nhảy Yosakoi bạn sẽ không thể nào rời mắt khỏi điệu nhảy này. Cùng phiêu theo điệu nhảy truyền thống độc đáo này nhé:
16. BENTO
Bento (弁当 (“Biện Đương”)bento) là một bữa ăn mang đi hoặc được chuẩn bị sẵn từ nhà phổ biến trong trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc và các nền văn hóa châu Á khác, trong đó gạo là thực phẩm chính.
Một suất bento truyền thống thường có cơm hoặc mì, cá hoặc thịt, với rau củ muối hoặc nấu, tât cả được đặt trong một hộp gỗ hoặc giấy. Hộp đựng bento làm từ các vật liệu sản xuất hàng loạt cho tới hộp sơn mài thủ công.
Những hộp bento còn được trình bày công phu theo phong cách gọi là “kyaraben” (“nhân vật bento”). Kyaraben thường được trang trí để trông giống như các nhân vật nổi tiếng từ hoạt hình Nhật Bản (anime), truyện tranh (manga) hoặc trò chơi video.
Một phong cách bento phổ biến khác là “oekakiben” hoặc “bento hình ảnh”. Bento sẽ được trang trí để trông giống như con người, động vật, các tòa nhà và tượng đài, hoặc các mặt hàng như hoa và thực vật.
Các cuộc thi thường được tổ chức, nơi tổ chức các cuộc thi trang trí hộp bento cầu kỳ và đẹp mặt nhất.
Bạn có muốn tự làm 1 hộp cơm bento tuyệt đẹp tặng người mình yêu quý không? Hãy xem video hướng dẫn làm cơm bento này nhé:
17. KYUDO
Kyūdō (弓 道) là môn võ thuật bắn cung củaNhật Bản. Các chuyên gia kyūdō được gọi là kyūdōka ( 弓 道家 ) . Kyūdō dựa trên kyūjutsu (“nghệ thuật bắn cung”), bắt nguồn từ tầng lớp samurai của thời phong kiến Nhật Bản.
Kyūdō được thực hành bởi hàng ngàn người trên toàn thế giới. Tính đến năm 2005, Liên đoàn Kyudo quốc tế có 132.760 thành viên.
Khác với các môn thể thao cần dùng nhiều thể lực như bóng đá, tennis,… Kyudo là sự kết hợp giữa thể lực lẫn tinh thần, thiếu 1 trong 2 điều này sẽ không thể tạo nên Một Kyujutsu thực thụ.
Người mới học Kyudo, trước khi đi sâu vào bài học bắn cung thì phải học các lễ nghi cơ bản quan trọng như cách đứng, cách chào, cách ngồi,…
Và Kyujutsu phải nắm rất nhiều các động tác quy định để tránh làm tổn thương đến chính bản thân mình trong quá trình luyện tập.
Cùng Riki khám phá cách Kyujutsu sử dụng cung tên nhuần nhuyễn như nào nhé:
Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc với những nền văn hoá độc đáo được gìn giữ hàng thế kỷ và cho đến bây giờ những văn hoá này vẫn chưa hề phai một. Bài viết là phần 1 đất nước và con người Nhật Bản, phần 2 sẽ được tiếp tục cập nhật với chủ đề hình ảnh Nhật Bản trong tối. Cùng chờ đón với chúng mình nhé.
Nhật Bản trong tim bạn có vị trí như nào? Thật đẹp, thật nhớ, thật yêu phải không? Đó có phải lí do khiến bạn muốn học tiếng Nhật và đọc đến cuối bài viết này?
Khi đã thực sự yêu thích hãy cố gắng để đạt được. Giấc mơ du học không xa, chỉ cần bạn cố gắng thêm một chút nữa, bạn sẽ có thể chạm được giấc mơ đó. Và để chuẩn bị tốt nhất cho hành trang du học của mình, hãy tìm hiểu kỹ những điều kiện du học cần thiết nhé.
==> Tất tần tật các thông tin bạn cần tìm hiểu về du học Nhật Bản đều có tài bài viết này. Ấn vào ĐÂY để tìm hiểu bạn nha!
Hiện nay, Nhật Bản ngày nay là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới. Nhật Bản đang là điểm đến hứa hẹn bởi quốc gia này có nhu cầu rất lớn về nguồn lao động, nhân sự.
Nếu bạn đang có ý định học tiếng Nhật cho những ước mơ, hoặc trải nghiệm một nước Nhật với vô vàn cơ hội trong tương lai, hãy tìm hiểu các khoá học tiếng Nhật với cam kết hiệu quả thực tế, đảm bảo lộ trình học tiên tiến nhất và có cam kết chất lượng rõ ràng tại đây nhé:
Khoá học tiếng Nhật online.
Khoá học tiếng Nhật offline.
Bạn muốn được tư vấn cụ thể về các chương trình ưu đãi khi đăng ký khoá học, hoặc lộ trình học chi tiết tại Riki? Bấm vào ảnh dưới để kết nối với đội ngũ tư vấn viên ngay lập tức nhé!